Weekly Recap – Week 6th
I. Money Flow
Tuần thứ 6/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow (dòng vốn dương) tổng cộng là 108 triệu USD, đánh dấu tuần thứ 3 liên tiếp với dòng vốn dương.
Ethereum tiếp tục chứng kiến dòng vốn âm, với 8,5 triệu USD trong tuần trước, đánh dầu tuần thứ 9 liên tiếp với dòng vốn âm. Điều này cho thấy ở thời điểm hiện tại thì các quỹ đầu tư đang không quá mặn mà với Ethereum.
Một loạt các altcoin lại chứng kiến dòng tiền đổ vào, chẳng hạn như Solana, Polkadot và Cardano, với tổng dòng tiền lần lượt là 2,4 triệu USD, 2,2 triệu USD và 1,1 triệu USD.
Terra cũng đã chứng kiến dòng tiền đáng kể đầu tiên với tổng trị giá 1,4 triệu USD vào tuần trước.
II. Dữ liệu On-chain
MVRV Z-score
MVRV được định nghĩa là tỷ lệ giữa mức vốn hoá thị trường và mức vốn hóa thực tế. Nếu giá trị này cao hơn 1, giá trị xác định rằng vốn hóa thị trường lớn hơn giá trị vốn hóa thực tế. MVRV Z-score sử dụng độ lệch chuẩn để chuẩn hóa các giá trị.
Vào ngày 24/1, chỉ báo này đạt giá trị 0.85. Mức thấp là lần đầu tiên chỉ báo này giảm trong phạm vi 0.8 – 1.2 kể từ tháng 9/2020, khi chu kỳ tăng hiện tại chỉ mới bắt đầu. Về mặt lịch sử, các giá trị trên vùng này có liên quan đến xu hướng tăng giá, trong khi những giá trị bên dưới đã xảy ra trong thị trường xuống giá. Do đó, để cho chu kỳ vẫn còn nguyên vẹn, MVRV phải bật lên và di chuyển ra ngoài khu vực này. Việc chuyển động xuống dưới mức 0.8 sẽ xác nhận rằng xu hướng dài hạn đã chuyển sang giảm.
NUPL
NUPL là một chỉ số đo lường tổng số tiền lãi hoặc lỗ của các nhà đầu tư.
- Giá trị dưới 0 có nghĩa là thị trường đang thua lỗ.
- Giá trị trên 0 cho thấy thị trường đang có lợi nhuận.
Trong chu kỳ thị trường trước đó, các giá trị trên 0.75 (màu xanh lam) thường là đỉnh của thị trường. Ngược lại, những lần di chuyển xuống dưới 0.25 (màu đỏ) báo hiệu dấu hiệu của đáy
Nếu như chỉ số on-chain này phục hồi lại mức 0.5, nó sẽ cho thấy mộ xu hướng tăng. Tuy nhiên, có vẻ như hiện tại nó đang khá xa so với mức này.
Ngược lại, nếu nó tiếp tục giảm xuống dưới 0.25 sẽ xác nhận rằng xu hướng đã trở nên giảm. Và ở thời điểm hiện tại, điều này có vẻ như dễ xảy ra hơn.
Lời kết
Những tín hiệu giảm giá của thị trường trong thời gian gần đây đã cho thấy những tín hiệu ảm đạm của thị trường nói chung và Bitcoin nói riêng. Trong giai đoạn ngắn hạn, có vẻ như mọi thứ vẫn đang cho thấy những tín hiệu tiêu cực, xác nhận những xu hướng giảm trên thị trường. Đó là lý do tại sao phần lớn những người nắm giữ BTC hiện tại đều xem đây như một giai đoạn tích luỹ, chuẩn bị cho một đợt bùng nổ khác.
Weekly Recap – Week 4th
I. Money Flow
Tuần thứ 4/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow (dòng vốn dương) tổng cộng là 14,4 triệu USD, phá vỡ dòng vốn âm 5 tuần liên tiếp trước đó.
Dòng tiền đổ vào vào cuối tuần trước ngay trong giai đoạn giá suy yếu đáng kể, điều này cho thấy các nhà đầu tư đang xem xét mức giá hiện tại là một cơ hội mua vào.
Tổng tài sản được quản lý (AuM) hiện là 51 tỷ USD, thấp nhất kể từ đầu tháng 8 năm 2021, giảm 41% so với mức cao nhất là 86 tỷ USD vào tháng 11 năm 2021.
Ethereum tiếp tục chứng kiến dòng vốn âm, với 16 triệu USD trong tuần trước. Điều này cho thấy ở thời điểm hiện tại thì các quỹ đầu tư đang không quá mặn mà với Ethereum và các sản phẩm altcoin khác.
II. Dữ liệu On-chain
Chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow
Một quan sát rất thú vị đến từ Entity-Adjusted Dormancy Flow. Chỉ báo on-chain này được tính toán dựa trên vốn hóa thị trường hiện tại và các giá trị dormancy. Trong lịch sử, các giá trị từ 150,000 – 250,000 đã là dấu hiệu của đáy. Trước ngày 12/1/2022, chúng chỉ xảy ra bốn lần (vòng tròn đen). Cụ thể:
- Tháng 11/2011: 180,000.
- Tháng 1/2015: 209,000.
- Tháng 12/2018: 193,000.
- Tháng 3/2020: 245,922.
Vào ngày 12/1/2022, chỉ báo đạt giá trị 243,879 (vòng tròn màu đỏ). Nếu lịch sử trước đó được lặp lại, điều này sẽ đánh dấu mức đáy trước một đợt tăng giá đáng kể.
Chỉ số on-chain về SSR
SSR là một chỉ báo on-chain khác đo lường tỷ lệ giữa nguồn cung BTC và nguồn cung stablecoin. Vì nguồn cung BTC là cố định và giá của stablecoin cũng vậy, nên chỉ báo sẽ thay đổi bất cứ khi nào có sự thay đổi về giá BTC hoặc nguồn cung của stablecoin.
- Giá trị thấp cho thấy rằng một tỷ lệ phần trăm đáng kể nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin. Ví dụ, giá trị SSR bằng 5 cho thấy rằng 20% (1/5) nguồn cung có thể được mua bằng stablecoin.
- Ngược lại, giá trị cao cho thấy rằng một tỷ lệ nhỏ nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin. Ví dụ, giá trị SSR là 10 gợi ý rằng 10% (1/10) nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin.
Một tín hiệu mua hiệu quả đã được đưa ra bất cứ khi nào SSR giảm xuống dưới dải Bollinger phía dưới (vòng tròn màu đen). Điều này có nghĩa là nó đã đi chệch hướng xuống dưới khi so sánh với chuyển động bình thường của nó. Cho đến nay, nó đã sai lệch bốn lần. Sau mỗi lần sai lệch đó là một xu hướng đi lên đáng kể.
STH đang bị thua lỗ
Nhìn vào total supply in profit của STH trong hai năm qua, chúng ta thấy chỉ có 3 giai đoạn nó tiến về mức 0 (vòng tròn màu đỏ).
- Lần đầu tiên là sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử do đại dịch Covid-19 gây ra vào tháng 3/2020. Giá BTC sau đó chạm đáy ở mức 3,782 USD.
- Lần thứ hai là đợt điều chỉnh kéo dài 3 tháng vào tháng 5 đến tháng 7/2021, khi Bitcoin chạm đáy ở mức 29,000 USD.
- Lần thứ ba đối với các vị thế STH hiện đang diễn ra.
Trong trạng thái hiện tại của thị trường, khi Bitcoin tiếp tục giảm xuống dưới mức hỗ trợ 40,000 USD, gần như 99% STH bị thua lỗ. Nếu STH tiếp tục bán BTC của họ, họ sẽ tiếp tục thua lỗ đáng kể. Hành vi này trước đây là một chỉ báo về mức đáy ngắn hạn của giá BTC và trước các động thái tăng mạnh.
Lời kết
Tuần qua là một tuần vô cùng ảm đạm đối với toàn bộ thị trường tiền điện tử. Giá BTC “sập” về mức 34,000 USD đã khiến hàng hơn 1 tỷ USD các lệnh long bị thanh lý (hiện tượng long squeze đã xảy ra). Có lẽ, trong ngắn hạn giá BTC sẽ vẫn duy trì trạng thái ảm đạm này vì các tin tức vĩ mô như việc FED sẽ dự kiến tăng lãi suất khiến các nhà đầu tư trở nên lo sợ và chuẩn bị trước tâm lý. Tuy nhiên dựa trên các chỉ số On-chain của BTC cho thấy một dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sắp tới, anh em hãy cùng chờ xem động thái mới của BTC trong tuần tới nhé !
Weekly Recap – Week 3rd
I. Money Flow
Tuần thứ 3/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow (dòng vốn âm) tổng cộng là 73 triệu USD. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp với dòng vốn âm, bắt đầu từ giữa tháng 12/2021. Tổng lượng outflow hiện tại đã đạt 532 triệu USD. Điều này đánh dấu dòng vốn âm mạnh nhất kể từ năm 2018 khi được xem xét theo tỷ lệ phần trăm (%) của tổng tài sản được quản lý bởi các quỹ (AuM). Tuy nhiên, lần đầu tiên trong năm nay, chúng ta thấy inflow (dòng vốn dương) vào thứ Tư (11/1) và thứ Sáu (14/1), cho thấy tâm lý giảm giá đang bắt đầu giảm bớt sau những động thái giá tích cực gần đây.
Solana vẫn là một danh mục đầu tư yêu thích với dòng vốn dương lên tới 5,4 triệu USD vào tuần trước và mới chỉ chứng kiến hai tuần xả ra kể từ tháng 8 năm 2021.
II. Dữ liệu On-chain
Chỉ báo on-chain SOPR
SOPR là một chỉ báo on-chain đo lường trạng thái tổng lợi nhuận hoặc thua lỗ trên thị trường. Để đạt được giá trị của nó, giá mua và giá bán của mỗi UTXO được chia cho nhau. aSOPR sẽ hơi khác một chút, vì nó không tính đến các giao dịch có tuổi thọ thấp hơn một giờ.
Dự theo dữ liệu về SOPR trong năm 2017 chúng ta thấy như sau:
- Trong các thị trường tăng giá, SOPR luôn ở trên mức 1. Lý do cho điều này là thị trường đang có lãi khi đạt được mức cao nhất mọi thời đại mới.
- Trong toàn bộ đợt tăng giá từ năm 2016 – 2018, chỉ báo on-chain này đã bật lên ở mức 1 nhiều lần (vòng tròn màu đen) nhưng không bị phá vỡ cho đến tháng 1/2018 (vòng tròn màu đỏ). Đây là thời điểm bắt đầu xu hướng giảm.
- Do đó, toàn bộ chu kỳ tăng giá đi kèm với các chỉ on-chain SOPR ở mức trên 1. Trong khi sự cố bên dưới đường đánh dấu sự bắt đầu của sự điều chỉnh dài hạn.
Chỉ báo on-chain MVRV
MVRV đo lường tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường và mức vốn hóa thực tế. Các giá trị trên 1 cho thấy vốn hóa thị trường lớn hơn giá trị hiện thực. Tỷ lệ rất cao cho thấy một thị trường được định giá quá cao.
- Chỉ số hiện cho kết quả là 1.71. Về mặt lịch sử, toàn bộ khu vực 1.7 – 1.8 này là rất quan trọng để xác định hướng của xu hướng. Ban đầu nó hoạt động như một ngưỡng kháng cự vào đầu năm 2020, trước khi chạm đáy vào tháng 3/2020.
- Sau một thời gian biến động bên trong vùng này, một xu hướng tăng bắt đầu vào tháng 10/2020, dẫn đến mức giá cao nhất mọi thời đại hiện tại. Sau đó, khu vực này đã gây ra một đợt bật lên từ mức đáy tháng 7/2021.
- Hiện tại, MVRV đã trở lại khu vực này một lần nữa. Điều quan trọng là nó bật lên để xu hướng tăng vẫn còn nguyên vẹn.
Weekly Recap – Week 2nd
I. Money Flow
Tuần thứ 2/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow (dòng vốn âm) tổng cộng là 207 triệu USD, đánh dấu lượng outflow kỉ lục từ trước đến nay. Đây là tuần thứ 4 liên tiếp với dòng vốn âm, bắt đầu từ giữa tháng 12/2021. Tổng lượng outflow hiện tại đã đạt 465 triệu USD.
Trong tuần trước thì Ethereum đã chứng kiến dòng vốn âm tổng cộng 39 triệu USD, nâng tổng dòng tiền âm trong 5 tuần liên tiếp của Ethereum lên 200 triệu USD.
Các sản phẩm đầu tư cổ phiếu trên nền tảng chuỗi khối cũng không thoát khỏi tâm lý tiêu cực với dòng tiền âm tổng cộng 10 triệu USD trong tuần vừa qua.
II. Dữ liệu On-chain
Chỉ báo on-chain Dormancy Flow (Luồng thời gian ngủ đông)
Luồng thời gian ngủ đông (Entity-Adjusted Dormancy Flow) được điều chỉnh bởi thực thể là tỷ lệ vốn hóa thị trường hiện tại và tình trạng ngủ đông được quy định hàng năm. Nó được thể hiện bằng USD. Chỉ báo có thể được sử dụng để cố gắng xác định đáy của giá BTC khi nó đi vào vùng xanh dưới 250,000.
Giá trị hiện tại của Entity-Adjusted Dormancy Flow mới bước vào vùng xanh này và hiện ở mức 242,000. Ngoài thời điểm hiện tại, khu vực này mới chỉ đạt được 2 lần trong vòng 2 năm qua (vòng tròn xanh). Trong cả hai trường hợp đã xảy ra trong lịch sử, điều này trùng khớp với mức đáy của giá BTC. Cụ thể:
- Lần đầu tiên, Bitcoin đạt mức 4,000 USD khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên vào tháng 3/2020.
- Lần thứ hai, Bitcoin chạm đáy ở mức 29,000 USD vào tháng 7/2021 và hoàn thành điều chỉnh 55% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 4/2021.
Tuần trước Bitcoin ở mức 42,000 USD và Dormancy Flow cũng đưa ra tín hiệu tương tự. Nếu mức này được bảo vệ và chỉ báo bật ra khỏi vùng màu xanh lá cây, thì có thể tiếp tục tăng giá BTC một cách dữ dội. Đây là những gì đã xảy ra trong hai trường hợp trước.
Reserve risk
Chỉ báo on-chain Reserve risk được sử dụng để đánh giá sự tự tin của những người nắm giữ Bitcoin dài hạn tại bất kỳ thời điểm nào. Sẽ có hai trường hợp xảy ra ở đây:
- Một là khi độ tin cậy cao và giá thấp, sẽ có tỷ lệ rủi ro/phần thưởng hấp dẫn cho khoản đầu tư (Reserve risk thấp).
- Hai là khi độ tin cậy thấp và giá cao, tỷ lệ rủi ro/phần thưởng không hấp dẫn (Reserve risk cao).
Giá trị Reserve risk hiện tại đạt đến phần trên của vùng màu xanh lục, với giá trị là 0.0027. Trong lịch sử, nó đã đánh dấu các khu vực tốt để mua Bitcoin ở nơi tỷ lệ rủi ro/phần thưởng là thuận lợi.
Điều thú vị là những giá trị này đóng vai trò hỗ trợ trong thị trường tăng giá giai đoạn 2012 – 2013 (hình elip màu xanh lá cây). Sự phục hồi ở mức này là một tín hiệu cho sự tăng giá theo đường parabol tiếp theo của BTC.
Tuy nhiên, theo một cách giải thích khác về biểu đồ này thì sẽ đưa ra một kịch bản giảm giá. Trong hai chu kỳ trước, Reserve risk đã không phá vỡ đường hỗ trợ tăng dần (màu đỏ). Vào thời điểm đó, Bitcoin đạt đến đỉnh cao mà không hề phá vỡ các đường này. Khi vùng hỗ trợ bị mất (vòng tròn màu đỏ), đây là tín hiệu cho một thị trường giảm. Nếu chúng ta diễn giải sự kiện này tương tự như hai chu kỳ trước đó, thì Bitcoin đã bước vào thị trường gấu.
Lời Kết
Tuần thứ 2 của 2022 vẫn cho thấy một không khí còn khá ảm đạm của thị trường, điều này có thể hiểu khi các quỹ đầu tư cũng đang rút vốn dần ra khỏi thị trường trong suốt 4 tuần vừa qua. Thị trường sideway khiến phần lớn các nhà đầu tư nảy sinh tâm lý chán nản.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì phần lớn các tâm lý đó lại đến từ các nhà đầu tư mới tham gia lưu trữ Bitcoin. Có vẻ như với các nhà đầu tư lâu năm, điều chỉnh trong thị trường này là một vấn đề tất yếu. Và mỗi lần giá điều chỉnh là thời điểm để họ tích lũy thêm tài sản với chi phí rẻ hơn.
Weekly Recap – Week 1st
Dữ liệu Onchain
Số lượng địa chỉ ví với số dư > 0 tiếp tục tăng
Bộ chỉ số đầu tiên mà Mitoo sẽ đánh giá trong bản tin này được liên kết với hoạt động diễn ra trên chuỗi. Thông thường, đà tăng đi kèm với nhu cầu về không gian khối tăng lên, khi các đồng tiền được mua, bán và chuyển cho chủ sở hữu mới. Ngược lại, xu hướng giảm giá thường thấy ít ví mới hơn, nhu cầu giao dịch giảm và mức sử dụng mạng thấp hơn.
Số lượng địa chỉ ví có số dư > 0 là số liệu có thể được sử dụng để đánh giá nhu cầu dài hạn đối với Bitcoin. Trong năm ngoái, tổng cộng ròng 7,462 triệu ví có số dư khác 0 đã được thêm vào mạng, tăng trưởng 23,2%. 1,415 triệu trong số này đã được thêm vào kể từ ATH tháng 10, chiếm 18,9%.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng địa chỉ ví có số dư > 0 tiếp tục lập đỉnh là 39,6 triệu địa chỉ , cao hơn 40% so với mức đỉnh được thiết lập vào cuối bull market năm 2017. Như vậy, tăng trưởng cơ sở người dùng đã được duy trì trong 5 năm qua.
Tỷ lệ nguồn cung Bitcoin có lợi nhuận
Tỷ lệ nguồn cung Bitcoin có lợi nhuận là một chỉ số on-chain đo lường số lượng đồng tiền mà giá của chúng trong lần di chuyển cuối cùng thấp hơn giá hiện tại. Vào đầu năm 2021, có tới 99.29% Bitcoin đang lưu hành có lãi (đường màu xanh lam) và giá BTC thời điểm đó là 29,000 USD. Các giá trị trong phạm vi 87% – 100% vẫn tồn tại trong những tháng đầu năm cho đến khi đạt ATH của tháng 4.
Tuy nhiên, sự sụt giảm sau đó của giá BTC đã kéo theo sự giảm mạnh của số lượng nguồn cung có lời. Vào thời điểm đạt mức thấp nhất trong mùa hè, chỉ có khoảng 65.82% nguồn cung Bitcoin trên thị trường là có lợi nhuận (vùng xám ở hình trên). Xa hơn, biểu đồ một lần nữa di chuyển lên trên để tiếp cận 100% gần mức ATH tháng 11.
Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 72.79% nguồn cung là có lãi và đây là mức tương đối thấp trong năm (đường màu đỏ). Mặc dù giá BTC dao động quanh mức 46,000 USD, nguồn cung trong chỉ báo lợi nhuận đang đạt mức từ khoảng tháng 5 đến tháng 7. Có lẽ đây là một tín hiệu tăng giá chỉ ra một thời kỳ tích lũy khác.
Chỉ số on-chain BTC supply distribution
Một báo cáo gần đây từ Glassnode đưa ra một biểu đồ so sánh nguồn cung Bitcoin trong tay những người nắm giữ dài hạn và ngắn hạn (LTH và STH), số lượng BTC trên các sàn giao dịch và cái gọi là nguồn cung có chủ quyền (sovereign supply). Loại thứ hai được định nghĩa là tất cả các đồng tiền nằm ngoài dự trữ của các sàn giao dịch.
Theo biểu đồ, năm qua có sự thay đổi về tỷ lệ giữa LTH và STH. LTH hiện nắm giữ 13.33 triệu BTC và nguồn cung của những người nắm giữ tiền trong hơn 155 ngày đã tăng 16% so với đầu năm. Mặt khác, STH nắm giữ 3.01 triệu BTC vào cuối năm và nguồn cung của dạng này đã giảm 32%.
Số lượng được gọi là nguồn cung có chủ quyền ngày nay đang ở mức cao nhất mọi thời đại mới là 16.34 triệu BTC. Ngược lại, các sàn giao dịch nắm giữ 2.56 triệu BTC tính đến cuối năm.
Nhìn chung, sự thay đổi về nguồn cung giữa LTH và STH cho thấy một sự chuyển dịch nhỏ của BTC đối với những người nắm giữ dài hạn. Hành vi này trong lịch sử đã được quan sát thấy trong các thị trường gấu, nơi các đồng tiền chuyển từ tay những người “yếu tay” sang những người “mạnh tay”.
Weekly Recap – Week 52th
Dữ liệu Onchain
Bitcoin NVTS đạt đến mức quá bán
NVT Signal (NVTS) là một phiên bản sửa đổi của chỉ báo NVT Ratio gốc. Giá trị thứ hai được tính bằng cách chia vốn hóa thị trường (market cap) cho khối lượng giao dịch (volume) trên chuỗi được tính bằng USD. Ngược lại, NVTS sử dụng trung bình động (MA) 90 ngày của khối lượng giao dịch hàng ngày ở mẫu số thay vì khối lượng giao dịch thô hàng ngày.
Biểu đồ NVTS dài hạn cho thấy tầm quan trọng của khu vực gần giá trị 17.5 (đường gạch ngang màu đỏ ở hình trên) mà từ đó chỉ báo vừa có dấu hiệu bật lên trở lại. Khu vực này đã cung cấp hỗ trợ trong đợt điều chỉnh giá vào mùa hè năm 2021 vừa qua. Trước đó, nó đã đạt đến mức chính xác trong đợt điều chính vào tháng 3/2020 và ở mức đáy của thị trường gấu vào tháng 12/2018.
Điều thú vị là giá trị 17.5 đã đóng vai trò là ngưỡng kháng cự nhiều lần trong thời điểm năm 2015. Thậm chí, lùi về sâu hơn nữa, ở thời điểm năm 2013 chúng ta cũng thấy tín hiệu này. Một trong những nhà phân tích on-chain là @woonomic đã khẳng định rằng chỉ báo NVTS “vẫn hoạt động”.
Trong một tweet gần đây, anh ấy chỉ ra rằng về mặt lịch sử, nó không thường xuyên xảy ra tình trạng “bán quá mức”. Tất cả các khoảng thời gian NVTS giảm xuống vùng hỗ trợ (màu hồng nhạt) đều trùng khớp với mức giá thấp nhất của BTC (vùng màu xanh lá cây). Điều này cho thấy một tín hiệu tăng giá và đợt điều chỉnh giá Bitcoin dường như sắp kết thúc.
Sức mua Stablecoin ngày càng tăng
Nếu chỉ báo on-chain NVTS là chính xác thị trường sẽ cần động lực để giá BTC có thể tăng. Để điều này xảy ra, tiền phải chảy vào thị trường mà ở đó có thể thực hiện các giao dịch mua.
Trong bài phân tích onchain tuần 51, Mitoo đã đưa ra chỉ số Stablecoin Supply Ratio (SSR) và cho thấy nó đang tiến gần đến mức thấp nhất mọi thời đại (ATL). Tuần 52 cũng cho thấy SSR đang ở mức thấp kỷ lục (vùng xanh như hình trên đây). Điều này có nghĩa là sức mua của các stablecoin như USDT, TUSD, USDC, USDP, GUSD, DAI, SAI và BUSD đang tăng lên so với BTC.
Chúng tôi đã đánh dấu các giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ trong xu hướng này bằng màu tím để thể hiện mối tương quan với giá BTC. Các khoảng thời gian sức mua stablecoin tăng mạnh trong lịch sử đã trùng khớp với những đợt điều chỉnh rõ ràng về giá Bitcoin. Điều này không khác gì trong đợt điều chỉnh hiện tại, nó cho thấy sức mua của stablecoin tăng mạnh. Xu hướng hiện tại chỉ đứng sau đợt điều chỉnh sâu hơn từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay mà thôi.
Sự trùng lặp của hai chỉ số trong phân tích on-chain tuần này đã đưa ra một dấu hiệu mạnh mẽ ủng hộ luận điểm rằng Bitcoin đang trong quá trình chạm đến đáy của chu kỳ. Về mặt lịch sử, cả hai chỉ báo ở giá trị hiện tại của chúng đều là những tín hiệu tăng giá.
Lời kết
Năm 2021 sắp sửa khép lại và ở thời điểm hiện tại thị trường tiền điện tử vẫn duy trì trạng thái ảm đạm trước kéo dài trong khoảng 20 ngày qua. Mặc dù các chỉ số on-chain đều cho thấy tín hiệu tích cực đến hai đồng coin top đầu như Bitcoin và Ethereum, tuy nhiên có lẽ chúng ta sẽ chỉ thấy được sự đột phá này trong năm 2022 mà thôi. Hẹn gặp mọi người trong các bài phân tích onchain tiếp theo của năm 2022 nhé.
Weekly Recap – Week 51th
I. Money Flow
Tuần thứ 51 thị trường crypto chứng kiến lượng outflow (dòng vốn âm) tổng cộng là 142 triệu USD, đánh dấu lượng outflow lớn nhất từ trước đến nay và cũng là outflow đầu tiên sau chuỗi 17 tuần liên tiếp với dòng vốn dương.
Lượng outflow lớn nhất trước đó được ghi nhận là vào đầu tháng 6/2021, với tổng cộng outflow là 97 triệu USD.
Trong khi lượng outflow này có thể nói là khá báo động, tuy nhiên có một số điểm cần xem xét:
- Thứ nhất, nó đến vào thời điểm có dòng tiền chảy ra đáng kể trên tất cả các tài sản rủi ro sau tuyên bố gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ về việc cắt giảm.
- Thứ hai,lượng outflow chỉ chiếm 0,23% tổng tài sản được quản lý (AuM) và từ góc độ lịch sử là nhỏ so với lượng outflow vào đầu năm 2018, nơi dòng ra hàng tuần chiếm tới 1,6% AuM.
- Cuối cùng, lượng outflow này xảy ra sau khi có một lượng inflow đạt kỉ lục trong năm là 9,5 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với 6,7 tỷ USD vào năm 2020
Bitcoin đã chứng kiến outflow tổng cộng 89 triệu USD, thấp hơn nhiều so với dòng chảy ra được thấy vào tháng 6, nơi chúng đạt tới 150 triệu USD.
Ethereum đã chứng kiến lượng outflow kỷ lục với tổng trị giá 64 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
SSR
SSR là một chỉ báo on-chain được sử dụng để đo lường tỷ lệ giữa nguồn cung stablecoin và BTC. Chỉ số này có thể bị thay đổi bởi một trong hai tác nhân bao gồm: Sự thay đổi giá Bitcoin và thay đổi nguồn cung stablecoin. Trong đó, giá trị của chỉ báo on-chain này càng thấp thì tỷ lệ nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin càng cao và ngược lại. Cụ thể hơn, giá trị của chỉ số on-chain này bằng 10 có nghĩa là 10% toàn bộ nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu giá BTC giảm, chỉ báo SSR cũng sẽ giảm. Ngược lại, ngay cả khi giá BTC ở trạng thái đi ngang (sideway), sự gia tăng nguồn cung stablecoin sẽ khiến SSR giảm xuống.
Chỉ báo SSR đạt giá trị thấp nhất mọi thời đại là 6 vào ngày 8/6. Điều này có nghĩa là 16.66% (1/6) nguồn cung BTC có thể được mua bằng nguồn cung stablecoin. Quan trọng hơn, đây là lần thứ tư chỉ báo SSR giảm xuống dưới dải Bollinger phía dưới (vòng tròn màu đen). Cả ba lần khác khi điều này xảy ra thì theo sau đó là một đợt tăng giá với biên độ tăng đáng kể. Sau khi phục hồi, chỉ báo SSR đang tiệm cận mức thấp nhất mọi thời đại của tháng 6 một lần nữa. Tại thời điểm viết bài hiện nó đang ở mức 6.52.
Kể từ đầu tháng 9, các dải Bollinger đã có xu hướng dịch chuyển và tiệm cận gần với nhau hơn. Điều này xảy ra khi giá trị của chỉ báo không đổi trong một khoảng thời gian đáng kể. Sự sụt giảm bên dưới dải Bollinger phía dưới (màu xanh lam nhạt) có thể được xem như là một tín hiệu mạnh mẽ báo hiệu rằng thị trường đã đạt đến vùng đáy. Suy luận này có vẻ như cũng khá phù hợp với các kết quả từ các chỉ báo on-chain dài hạn khác. Tất cả đều cho thấy mức đáy đã gần kề.
USDT balance
Nguồn cung lưu hành của USDT (màu đen) đã tăng đều đặn kể từ tháng 9/2020. Trong hai tháng qua, sự gia tăng dần dần này được xem như là chất xúc tác khiến chỉ báo on-chain SSR giảm nhẹ, vì giá BTC không đổi. Số dư USDT được lưu giữ trên các sàn giao dịch cũng đang dần tăng lên, phản ánh nguồn cung lưu hành.
Tuy nhiên, trái ngược lại với xu hướng trên, nguồn cung USDT trong các hợp đồng thông minh đã giảm kể từ đầu tháng 10/2020. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể nhận định rằng, việc gia tăng nguồn cung lưu thông USDT thời gian qua chủ yếu là liên quan đến các sàn giao dịch hơn là các hợp đồng thông minh.
Lời Kết
Có thể thấy, giá BTC dao động trong vùng từ 46,000 USD – 50,000 USD trong thời gian khoảng 15 ngày gần đây. Mức giá này đã phá vỡ mọi dự đoán trước đó về một đợt tăng trưởng vào cuối năm khiến giá BTC có thể cán mốc 100,000 USD. Thị trường sideway khiến phần lớn các nhà đầu tư nảy sinh tâm lý chán nản.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì phần lớn các tâm lý đó lại đến từ các nhà đầu tư mới tham gia lưu trữ Bitcoin. Có vẻ như với các nhà đầu tư lâu năm, điều chỉnh trong thị trường này là một vấn đề tất yếu. Và mỗi lần giá điều chỉnh là thời điểm để họ tích lũy thêm tài sản với chi phí rẻ hơn.
Cuộc cách mạng Web 3.0
Trong thế giới blockchain, anh em chắc hẳn đã nghe nói về “Web 2.0” và “Web 3.0” thường xuyên.
Nhưng Web 2.0 và Web 3.0 nghĩa là gì? Cái nào tốt hơn?
Để anh em hiểu được ý nghĩa của “Web 3.0”, chúng ta cần tìm hiểu lại Web 1.0 là gì và bắt đầu từ đó.
Web 1.0 – “giai đoạn” đầu tiên của web
Web 1.0 tồn tại từ cuối những năm 1980 cho đến năm 2005.
Trong giai đoạn này, các trang web ở trạng thái tĩnh (static web), nơi nội dung được cung cấp từ hệ thống tệp của máy chủ. Hơn nữa, không có tương tác trên các trang này. Người dùng không thể “tương tác” với các bài đăng như comments hay likes. Thay vào đó, người dùng chỉ sử dụng thông tin một cách thụ động.
Web trong thời đại này trông rất thô sơ. Ví dụ: các nhà phát triển đã sử dụng các khung và bảng dùng để định vị và căn chỉnh các phần tử trên một trang (vì CSS thời điểm này chưa xuất hiện).
Giai đoạn tiếp theo của Web là Web 2.0
Web 2.0 chỉ đơn giản là web mà chúng ta biết ngày nay.
Thay vì nội dung tĩnh, Web 2.0 trở thành nơi dành cho nội dung động (dynamic web) , nơi người dùng có thể tương tác với content có trên web (ví dụ như like, share, comment bài post của Mitoo trên Facebook). Sự tương tác này trở nên khả thi do sự xuất hiện của các công nghệ như JavaScript, HTML và CSS , cho phép các nhà phát triển tạo ứng dụng nơi người dùng có thể tương tác với nội dung trong thời gian thực (real-time access).
Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội, viết blog hoặc live stream – Web 2.0 hoàn toàn dựa trên tương tác. Chúng ta tương tác thông qua các tin nhắn inbox hay comment, đồng thời chúng ta có thể dễ dàng đính kèm và chia sẻ nội dung như hình ảnh và video với những người khác. Một số ứng dụng đáng chú ý đã phát triển mạnh mẽ trong Web 2.0: Instagram, YouTube, Facebook và tất nhiên, Google. Đó là lý do tại sao thời đại này của web còn được gọi là mạng xã hội (Social media) .
Giai đoạn tiếp theo của Web 2.0 được gọi là Web 3.0
Web 3.0 là một Web ngữ nghĩa (Sematic Web) . Điều này có nghĩa là thay vì chỉ tìm kiếm nội dung dựa trên từ khóa hoặc con số, chúng ta có thể sử dụng AI để hiểu ngữ nghĩa của nội dung trên web. Điều này sẽ cho phép máy móc hiểu và giải thích thông tin như con người (thay vì như máy móc). Mục đích chính của Semantic Web là cho phép người dùng tìm kiếm, chia sẻ và kết hợp thông tin dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “Web 3.0” đã phát triển để có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ Sematic Web. Cụ thể hơn, công nghệ blockchain cho phép xây dựng các Dapps sử dụng thuật ngữ “Web 3.0” để mô tả ý tưởng xây dựng các ứng dụng trên một kiến trúc mở và phi tập trung. Như vậy, chúng ta có thể hiểu mục tiêu bao trùm của Web 3.0 là làm cho Internet trở nên thông minh, tự chủ và mở rộng hơn rất nhiều. Để đạt được những mục tiêu này, Web 3.0 sử dụng các công nghệ như:
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Blockchain
- Machine Learning
- 3D Graphic
- Thực tế ảo (VR)
Với AI, người dùng có thể hiểu và diễn giải nội dung trên web tốt hơn. Các AI nổi bật hiện nay được gọi là “trợ lý ảo”, có thể kể đến như Alexa của Amazon, Siri của Apple.
Với Blockchain, chúng ta có thể sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng trên các giao thức phi tập trung (Dapps), nơi chúng ta loại bỏ các trung gian tin cậy và có được khả năng làm chủ data của mình. Với Web 3.0, việc sở hữu data được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng là người sở hữu thông tin của mình và không thể bị can thiện bởi bất kì ai khác.
Machine Learning sẽ giúp Web 3.0 hiểu rõ hành vi cũng như thói quen của người sử dụng, từ đó giúp Web 3.0 nâng cao khả năng tương tác người dùng.
Virtual Reality cùng với công nghệ 3D Graphic giúp Web 3.0 mở ra khả năng nâng cao trải nghiệm của người dùng, đưa người dùng đắm chìm vào thế giới 3D rất giống thế giới thực tại, hơn là chỉ đơn giản với thế giới 2D của internet hiện có.
Lời Kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp anh em hiểu hơn về Web 3.0. Khác với giai đoạn đầu lúc mọi thứ đều là ý tưởng thì ở thời điểm hiện tại những ứng dụng của Web 3.0 đã dần đi vào đời sống và có tốc độ phát triển rất nhanh. Mình tin rằng Web 3.0 trong tương lai sẽ là một xu thế tất yếu, và chúng ta đang ở thời kì đầu của cuộc cách mạng này !