Weekly Recap – Week 1st
Dữ liệu Onchain
Số lượng địa chỉ ví với số dư > 0 tiếp tục tăng
Bộ chỉ số đầu tiên mà Mitoo sẽ đánh giá trong bản tin này được liên kết với hoạt động diễn ra trên chuỗi. Thông thường, đà tăng đi kèm với nhu cầu về không gian khối tăng lên, khi các đồng tiền được mua, bán và chuyển cho chủ sở hữu mới. Ngược lại, xu hướng giảm giá thường thấy ít ví mới hơn, nhu cầu giao dịch giảm và mức sử dụng mạng thấp hơn.
Số lượng địa chỉ ví có số dư > 0 là số liệu có thể được sử dụng để đánh giá nhu cầu dài hạn đối với Bitcoin. Trong năm ngoái, tổng cộng ròng 7,462 triệu ví có số dư khác 0 đã được thêm vào mạng, tăng trưởng 23,2%. 1,415 triệu trong số này đã được thêm vào kể từ ATH tháng 10, chiếm 18,9%.
Ở thời điểm hiện tại, số lượng địa chỉ ví có số dư > 0 tiếp tục lập đỉnh là 39,6 triệu địa chỉ , cao hơn 40% so với mức đỉnh được thiết lập vào cuối bull market năm 2017. Như vậy, tăng trưởng cơ sở người dùng đã được duy trì trong 5 năm qua.
Tỷ lệ nguồn cung Bitcoin có lợi nhuận
Tỷ lệ nguồn cung Bitcoin có lợi nhuận là một chỉ số on-chain đo lường số lượng đồng tiền mà giá của chúng trong lần di chuyển cuối cùng thấp hơn giá hiện tại. Vào đầu năm 2021, có tới 99.29% Bitcoin đang lưu hành có lãi (đường màu xanh lam) và giá BTC thời điểm đó là 29,000 USD. Các giá trị trong phạm vi 87% – 100% vẫn tồn tại trong những tháng đầu năm cho đến khi đạt ATH của tháng 4.
Tuy nhiên, sự sụt giảm sau đó của giá BTC đã kéo theo sự giảm mạnh của số lượng nguồn cung có lời. Vào thời điểm đạt mức thấp nhất trong mùa hè, chỉ có khoảng 65.82% nguồn cung Bitcoin trên thị trường là có lợi nhuận (vùng xám ở hình trên). Xa hơn, biểu đồ một lần nữa di chuyển lên trên để tiếp cận 100% gần mức ATH tháng 11.
Ở thời điểm hiện tại, có khoảng 72.79% nguồn cung là có lãi và đây là mức tương đối thấp trong năm (đường màu đỏ). Mặc dù giá BTC dao động quanh mức 46,000 USD, nguồn cung trong chỉ báo lợi nhuận đang đạt mức từ khoảng tháng 5 đến tháng 7. Có lẽ đây là một tín hiệu tăng giá chỉ ra một thời kỳ tích lũy khác.
Chỉ số on-chain BTC supply distribution
Một báo cáo gần đây từ Glassnode đưa ra một biểu đồ so sánh nguồn cung Bitcoin trong tay những người nắm giữ dài hạn và ngắn hạn (LTH và STH), số lượng BTC trên các sàn giao dịch và cái gọi là nguồn cung có chủ quyền (sovereign supply). Loại thứ hai được định nghĩa là tất cả các đồng tiền nằm ngoài dự trữ của các sàn giao dịch.
Theo biểu đồ, năm qua có sự thay đổi về tỷ lệ giữa LTH và STH. LTH hiện nắm giữ 13.33 triệu BTC và nguồn cung của những người nắm giữ tiền trong hơn 155 ngày đã tăng 16% so với đầu năm. Mặt khác, STH nắm giữ 3.01 triệu BTC vào cuối năm và nguồn cung của dạng này đã giảm 32%.
Số lượng được gọi là nguồn cung có chủ quyền ngày nay đang ở mức cao nhất mọi thời đại mới là 16.34 triệu BTC. Ngược lại, các sàn giao dịch nắm giữ 2.56 triệu BTC tính đến cuối năm.
Nhìn chung, sự thay đổi về nguồn cung giữa LTH và STH cho thấy một sự chuyển dịch nhỏ của BTC đối với những người nắm giữ dài hạn. Hành vi này trong lịch sử đã được quan sát thấy trong các thị trường gấu, nơi các đồng tiền chuyển từ tay những người “yếu tay” sang những người “mạnh tay”.
Leave a Reply