Weekly Recap – Week 38th
I. Money Flow
Tuần thứ 38/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow ( dòng vốn dương) tổng cộng là 7 triệu USD, sự đan xen giữa các dòng tiền tích cực và tiêu cực cho thấy hiện nay các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lưỡng lự.
Sau The Merge, Ethereum cho thấy sự thận trọng tiếp tục của các nhà đầu tư với tuần thứ 4 liên tiếp outflow, tổng cộng âm 77 triệu USD.
Bitcoin đã chứng kiến dòng chảy vào tổng cộng 17 triệu USD, dòng tiền đầu tiên sau 5 tuần liên tiếp outflow với tổng giá trị là âm 93 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
Bitcoin exchange inflow
Theo dữ liệu từ Glassnode cho thấy, vào ngày 14/9, hơn 236,000 Bitcoin (BTC) đã đến 11 sàn giao dịch lớn. Đây là mức tăng đột biến lớn nhất trong một ngày kể từ thời điểm giá Bitcoin giảm xuống chỉ còn 3,600 USD vào tháng 3/2020. Các đợt bán tháo vào tháng 5/2021 và tháng 5 và tháng 6/2022 cũng không chứng kiến sự bán tháo mạnh đến vậy. Điều này cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư Bitcoin hiện đang hướng tới việc giảm mức độ rủi ro trong việc nắm giữ tài sản của mình. Nói cách khác, họ đang đẩy BTC lên sàn để bán hoặc chuẩn bị bán chúng nhắm cắt lỗ.
Dữ liệu riêng biệt từ công ty phân tích Santiment bao gồm cả các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung đưa ra con số tổng dòng tiền trong tuần tính đến ngày 13/9 là 1.69 triệu BTC. Đây là số lượng BTC cao nhất được di chuyển kể từ tháng 10/2021.
Hơn nữa, dữ liệu từ IntoTheBlock cho thấy sự sụt giảm đáng kể về BTC Large Holder Netflow trong tháng trước. Theo IntoTheBlock Resources, những người nắm giữ nhiều Bitcoin hiện nắm giữ hơn 1% tổng nguồn cung lưu hành của tài sản này.
Khi netflow của người nắm giữ lớn thấy mức tăng đột biến, điều đó có nghĩa là danh mục người nắm giữ này đang tích lũy. Sự sụt giảm cho thấy sự sụt giảm trong việc nắm giữ của những người nắm giữ lớn. Tháng trước, netflow từ những người nắm giữ nhiều Bitcoin này đã giảm 100%.
Hơn nữa, trong 90 ngày qua, mức độ sụt giảm tương tự đã được ghi nhận. Với sự phục hồi trong netflow của người nắm giữ lớn thường là dấu hiệu báo trước cho sự tăng vọt về giá của một tài sản, sự sụt giảm liên tục trong netflow của người nắm giữ lớn của BTC có thể khiến giá của nó giảm thêm.
Tỷ lệ thua lỗ vẫn chưa chạm đáy
Trong một chủ đề trên Twitter vào ngày 14/9, nhà thống kê Willy Woo đã đưa ra 3 ví dụ về lý do tại sao BTC/USD vẫn nên giảm thêm. Mặc dù nhiều người gọi mức đáy vĩ mô mới trong hành trình sụt giảm vào tháng 6 là 17,600 USD, nhưng không phải ai cũng tự tin rằng Bitcoin sẽ tránh được việc kiểm tra lại mức này trong tương lai.
Đối với Woo, vẫn có lý do để tin rằng các mức thấp hơn sẽ đánh dấu mức giá sàn mới. Và điều này có nghĩa là giá có thể ở bất kỳ đâu, kể cả dưới 10,000 USD.
Một chỉ số Woo nhắc đến là phần trăm tổng nguồn cung BTC bị thua lỗ. Hiện chỉ số on-chain này có giá trị cao hơn giá mà nó di chuyển lần cuối. Trong các thị trường gấu trước đây, mức đáy của giá trùng với hơn tỷ lệ hơn 60% số tiền bị thua lỗ. Theo biểu đồ đó, 52% nguồn cung hiện đang bị lỗ và để đạt mốc 60%, cặp BTC/USD sẽ cần giảm xuống chỉ còn 9,600 USD. Như vậy, nếu lịch sử lặp lại, rất có thể mức 9,600 mới là mức đáy của Bitcoin.
Lời kết
Sự sụt giảm của thị trường trong tuần qua và biến động của các chỉ số on-chain đã mang đến những dự đoán xấu đối với Bitcoin. Có một lượng lớn Bitcoin được đưa lên các sàn giao dịch và thông thường đây là một tín hiệu xấu. Càng nhiều BTC được đưa lên, áp lực bán càng gia tăng và ngược lại.
Hơn nữa, tại thời điểm viết bài, 52% số nguồn cung BTC hiện đang bị thua lỗ. Thấp là vậy nhưng nó vẫn chưa đạt đến đáy của các chu kỳ trước đó (60%). Nếu mức đáy này được chạm tới, không loại trừ mức đáy về giá tiếp theo mà BTC có thể đạt được sẽ dưới 10,000 USD thay vì 17,600 USD như hiện tại.
Leave a Reply