Weekly Recap – Week 38th
I. Money Flow
Tuần thứ 38/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow ( dòng vốn dương) tổng cộng là 7 triệu USD, sự đan xen giữa các dòng tiền tích cực và tiêu cực cho thấy hiện nay các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lưỡng lự.
Sau The Merge, Ethereum cho thấy sự thận trọng tiếp tục của các nhà đầu tư với tuần thứ 4 liên tiếp outflow, tổng cộng âm 77 triệu USD.
Bitcoin đã chứng kiến dòng chảy vào tổng cộng 17 triệu USD, dòng tiền đầu tiên sau 5 tuần liên tiếp outflow với tổng giá trị là âm 93 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
Bitcoin exchange inflow
Theo dữ liệu từ Glassnode cho thấy, vào ngày 14/9, hơn 236,000 Bitcoin (BTC) đã đến 11 sàn giao dịch lớn. Đây là mức tăng đột biến lớn nhất trong một ngày kể từ thời điểm giá Bitcoin giảm xuống chỉ còn 3,600 USD vào tháng 3/2020. Các đợt bán tháo vào tháng 5/2021 và tháng 5 và tháng 6/2022 cũng không chứng kiến sự bán tháo mạnh đến vậy. Điều này cho thấy rằng nhiều nhà đầu tư Bitcoin hiện đang hướng tới việc giảm mức độ rủi ro trong việc nắm giữ tài sản của mình. Nói cách khác, họ đang đẩy BTC lên sàn để bán hoặc chuẩn bị bán chúng nhắm cắt lỗ.
Dữ liệu riêng biệt từ công ty phân tích Santiment bao gồm cả các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung đưa ra con số tổng dòng tiền trong tuần tính đến ngày 13/9 là 1.69 triệu BTC. Đây là số lượng BTC cao nhất được di chuyển kể từ tháng 10/2021.
Hơn nữa, dữ liệu từ IntoTheBlock cho thấy sự sụt giảm đáng kể về BTC Large Holder Netflow trong tháng trước. Theo IntoTheBlock Resources, những người nắm giữ nhiều Bitcoin hiện nắm giữ hơn 1% tổng nguồn cung lưu hành của tài sản này.
Khi netflow của người nắm giữ lớn thấy mức tăng đột biến, điều đó có nghĩa là danh mục người nắm giữ này đang tích lũy. Sự sụt giảm cho thấy sự sụt giảm trong việc nắm giữ của những người nắm giữ lớn. Tháng trước, netflow từ những người nắm giữ nhiều Bitcoin này đã giảm 100%.
Hơn nữa, trong 90 ngày qua, mức độ sụt giảm tương tự đã được ghi nhận. Với sự phục hồi trong netflow của người nắm giữ lớn thường là dấu hiệu báo trước cho sự tăng vọt về giá của một tài sản, sự sụt giảm liên tục trong netflow của người nắm giữ lớn của BTC có thể khiến giá của nó giảm thêm.
Tỷ lệ thua lỗ vẫn chưa chạm đáy
Trong một chủ đề trên Twitter vào ngày 14/9, nhà thống kê Willy Woo đã đưa ra 3 ví dụ về lý do tại sao BTC/USD vẫn nên giảm thêm. Mặc dù nhiều người gọi mức đáy vĩ mô mới trong hành trình sụt giảm vào tháng 6 là 17,600 USD, nhưng không phải ai cũng tự tin rằng Bitcoin sẽ tránh được việc kiểm tra lại mức này trong tương lai.
Đối với Woo, vẫn có lý do để tin rằng các mức thấp hơn sẽ đánh dấu mức giá sàn mới. Và điều này có nghĩa là giá có thể ở bất kỳ đâu, kể cả dưới 10,000 USD.
Một chỉ số Woo nhắc đến là phần trăm tổng nguồn cung BTC bị thua lỗ. Hiện chỉ số on-chain này có giá trị cao hơn giá mà nó di chuyển lần cuối. Trong các thị trường gấu trước đây, mức đáy của giá trùng với hơn tỷ lệ hơn 60% số tiền bị thua lỗ. Theo biểu đồ đó, 52% nguồn cung hiện đang bị lỗ và để đạt mốc 60%, cặp BTC/USD sẽ cần giảm xuống chỉ còn 9,600 USD. Như vậy, nếu lịch sử lặp lại, rất có thể mức 9,600 mới là mức đáy của Bitcoin.
Lời kết
Sự sụt giảm của thị trường trong tuần qua và biến động của các chỉ số on-chain đã mang đến những dự đoán xấu đối với Bitcoin. Có một lượng lớn Bitcoin được đưa lên các sàn giao dịch và thông thường đây là một tín hiệu xấu. Càng nhiều BTC được đưa lên, áp lực bán càng gia tăng và ngược lại.
Hơn nữa, tại thời điểm viết bài, 52% số nguồn cung BTC hiện đang bị thua lỗ. Thấp là vậy nhưng nó vẫn chưa đạt đến đáy của các chu kỳ trước đó (60%). Nếu mức đáy này được chạm tới, không loại trừ mức đáy về giá tiếp theo mà BTC có thể đạt được sẽ dưới 10,000 USD thay vì 17,600 USD như hiện tại.
Weekly Recap – Week 37th
I. Money Flow
Tuần thứ 37/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow ( dòng vốn âm) tổng cộng là 63 triệu USD, đánh dấu 5 tuần liên tiếp có dòng chảy ra với tổng số tiền là 99 triệu USD.
Các dòng chảy ra vẫn có quy mô tương đối nhỏ, tổng cộng là 99 triệu USD trong 5 tuần, trong khi volume chỉ bằng 46% so với mức trung bình của năm nay là 1 tỷ USD trong tuần.
Ethereum là trọng tâm chính của outflow vào tuần trước, tổng cộng là 62 triệu USD, có lẽ các nhà đầu tư đã sớm sell the news.
II. Dữ liệu On-chain
Bitcoin Miner Reserve
Những người khai thác Bitcoin là những người tham gia chính trên thị trường và hành vi của họ có thể ảnh hưởng nặng nề đến giá. Nhìn vào biểu đồ Bitcoin Miner Reserve, rõ ràng là các thợ đào đã phải chịu áp lực nặng nề. Giá đã giảm xuống còn 18 nghìn USD và có khả năng sẽ giảm thấp hơn trong thời gian ngắn. Xu hướng giảm mạnh này đã khiến các thợ đào bán ngày càng nhiều Bitcoin khai thác được để trang trải chi phí hoạt động trong vài tháng qua. Chỉ số on-chain Bitcoin Miner Reserve đang chứng minh những kết quả này với xu hướng giảm kể từ đầu tháng 8.
Sự không chắc chắn xung quanh việc liệu các thợ đào có thể tiếp tục hoạt động hay không sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Ngoài ra, áp lực bán của họ có thể tràn cung ra thị trường và đẩy giá xuống thấp hơn nữa trong ngắn hạn.
Lời kết
Mặc dù tuần qua là một tuần “hửng nắng” đối với Bitcoin khi giá tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 7 nhưng việc BTC nằm trong biên độ giảm trong thời gian dài vừa qua đã gây thêm áp lực đối với các thợ đào. Giá giảm khiến cho các thợ đào phải bán thêm BTC của mình để trang trải cho các hoạt động vận hành. Nếu giá tiếp tục giảm thêm và không lấy lại được mức hỗ trợ từ 22,000 USD – 25,000 USD, không có gì đảm bảo thợ đào sẽ không tiếp tục bán tài sản của mình. Áp lực bán này sẽ khiến giá giảm hơn nữa trong tương lai.
Tư duy xác suất
Những anh em mới vào thị trường Crypto thường tìm đến những người chơi lâu năm với hi vọng có được cái nhìn thấu đáo, nhận định chính xác về xu hướng của thị trường.
Vì vậy, trong bài này, mình sẽ chỉ cho anh em cách để nhìn thấy tương lai !
Nhìn thấy tương lai
Các trader lâu năm trong lĩnh vực tài chính biết rằng trading là một hoạt động giao dịch có kết quả xác suất. Tư duy xác suất về cơ bản chỉ là cố gắng ước tính khả năng một kết quả cụ thể trong tương lai trở thành hiện thực.
Theo hiểu biết của mình, việc nhìn thấy tương lai hiện tại là điều không thể. Thay vào đó, các traders phải dự đoán tương lai bằng cách nhìn thấy mọi khả năng có thể xảy ra.
Dù sao, để minh họa bằng thực tế chứ không phải tham chiếu Dr Strange trong phim của Marvel, chúng ta hãy quay ngược thời gian.
Dưới đây là biểu đồ 1D ETH/USDT trên sàn Binance vào ngày 19/5/2021:
Khi thị trường sụp đổ vào tháng 5 năm ngoái, phải mất 8 ngày để Ethereum đi từ mức đỉnh khoảng $4400 xuống dưới $1800.
Trong thời gian xảy ra cú crash này, nếu như là 1 trader có kinh nghiệm, họ sẽ xem xét bốn tình huống có thể xảy ra trong tương lai gần (diễn biến của đường giá vài tuần sau đó).
1. Thị trường đang trải qua một chu kỳ tăng trưởng/ suy thoái theo phong cách năm 2017 và mức đỉnh đã đến. Chúng ta có thể kì vọng một cú hồi tạo đỉnh thấp hơn tương tự như 2017.
2. Thị trường đang hạ nhiệt trước khi trải qua sóng tăng mạnh tiếp theo giống như 2013 và sẽ vượt đỉnh vào cuối năm.
3. Thị trường sẽ chỉ đi xuống và trải qua bear market thảm khốc chưa từng có.
4. Thị trường sẽ ngay lập tức phục hồi và tăng vọt lên mức đỉnh cũ rất nhanh chóng.
Tất nhiên, có những biến thể nhỏ của 4 trường hợp ở trên, cũng như các tình huống tiềm năng khác mà mình không muốn xem xét đến vì mình nghĩ rằng chúng quá khó xảy ra (ví dụ: sideway mãi mãi).
Sau khi tính toán tất cả những khả năng có thể xảy ra, các traders có kinh nghiệm sẽ đánh giá xác suất họ tin vào từng kịch bản.
- kịch bản 1 = 45%
- kịch bản 2 = 45%
- kịch bản 3 = 5%
- kịch bản 4 = 5%
Kịch bản 1 và 2 là các kết quả có khả năng xảy ra như nhau, đã từng xảy ra trong quá khứ, cho nên mỗi kịch bản là 45% và chúng cũng là hai kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất, ngoài ra kịch bản 3 và 4 cũng có thể xảy ra, mỗi kịch bản này xác suất là 5% cho từng kịch bản.
Nếu anh em đánh giá giao dịch tốt nhất có thể làm cho mỗi tình huống ở trên, chúng khá đơn giản như sau:
1 – mua: mua mức thấp và bán ở đỉnh B
2 – mua: mua mức thấp và giữ mức cao mới
3 – bán: Crypto sẽ chết, bán và rời khỏi thị trường càng sớm càng tốt
4 – mua: mua ngay nếu ko sẽ lỡ sóng hồi mạnh.
Theo những ước tính này, mua là giao dịch tốt nhất trong 95% các trường hợp. Ước tính có 50% cơ hội đạt được mức cao mới, 45% cơ hội bán được thấp hơn một chút so với mức đỉnh cũ trước đó và trong khi đó bán hoặc cắt lỗ ngay lập tức chỉ chiếm 5%.
Cụ thể hơn:
45% cơ hội – tăng trưởng 80% PnL (mua xung quanh mức giá $2000 và bán ở đỉnh B khoảng $3600)
50% cơ hội kiếm được hơn 100% PnL (mua $2000 và bán ở mức cao mới, tức trên $4400)
5% cơ hội –20% PnL (mua $2000, thị trường đạt mức thấp mới, cắt lỗ ở mức dưới $1600)
Bây giờ giao dịch có vẻ đơn giản:
Mua ở mức $2000, đánh giá lại khi ETH đạt gần $3600 và bám sát kế hoạch thoát khỏi thị trường trong trường hợp thị trường đi xuống mức thấp mới. Có 95% kịch bản tạo ra ít nhất +80% TK. Chỉ 5% kịch bản mất -20% TK. Như vậy điều này có vẻ đáng để mạo hiểm.
Nếu như người chơi mới đang nắm giữ và vẫn chưa thoát ra trước khi xảy ra cú crash vào tháng 5/2021, họ vẫn có thể sử dụng thông tin và ước tính này để quyết định nắm giữ tiếp thay vì hoảng sợ cắt lỗ.
Làm thế nào để có thể ước tính xác suất của một kịch bản?
Một cách tốt để phỏng đoán các khả năng xảy ra trong tương lai là nhìn vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Sự đánh giá quá khứ về thị trường và tài sản có thể đưa ra những gợi ý về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Trên thực tế quá khứ được tạo ra bởi một đám đông những người có tư duy tương tự nhau, tham lam khi giá lên, hoảng loạn khi giá xuống mạnh, và đều dễ xúc động và phi lý trí.