Genesis có nguy cơ phá sản. Chuỗi domino sập của Bitcoin có thể xảy ra?
Đang có tin đồn là Genesis cũng có thể bước đến bờ vực vỡ nợ khi dính qua nhiều vào các cuộc lừa đảo như Luna và FTX 3AC khi đã mất vài trăm triệu đô từ vụ Luna và 3AC. Gần đây thì họ đang bị “giam” 175tr đô trên FTX và chưa có thông báo là đã lấy lại được.
Để giải quyết cho tình hình này thì CEO của Genesis đã sắp xếp một buổi call để thông báo về tình trạng của công ty và thị trường. Trước hành động thua lỗ của công ty con, DCG đã bơm 140tr đô để bù lại khoảng thiệt hại do FTX gây ra với Genesis

Genesis là một dạng platform lending với cơ chế khi các khoảng đầu tư thua lỗ thì buộc phải bán các tài sản thế chấp để trả các khoảng nợ cho người vay, nếu Genesis không có khả năng trả nợ thì sẽ phải cầu cứu đến công th mẹ DCG
Được biết DCG chính là holder chân chính người đang nắm giữ nhiều GBTC (mot dang phái sinh của BTC) nhất của công ty Grayscale. Điều lo ngại ở đây là chuỗi domino sập từ Genesis sẽ khiến DCG phải quy đổi GBTC của mình ra BTC vì hiện tại thanh khoản của GBTC rất thấp và cũng đang thấp hơn giá niêm yết 38%. Nếu chuỗi domino này xảy ra cộng thêm tình hình chiến tranh đang leo thang thì nhiều khả năng sẽ biến động lớn đến giá Bitcoin.

Đến 8 giờ tối ngày 15/11 thì Genesis đã thông báo là đơn vị này sẽ khoá rút tiền đồng thời và đồng thời một đơn vị khác là sàn Gemini cũng đã cho ngừng hoạt động một số hoạt động, nhiều người dùng lo ngại mối liên hệ của Genesis – Gêmini – Tether sẽ khiến chuỗi domino kinh hoàng xảy ra ở thị trường tiền điện tử. Cùng Mitoo dõi theo những tin tức cập nhật tiếp từ vụ này nhé

Weekly Recap – Week 45th
Dữ liệu on-chain
Realized price distribution
Giá thực tế của Bitcoin (Realized price) lập biểu đồ chi phí trung bình mà người mua phải trả cho việc nắm giữ BTC của họ. Nếu giá Bitcoin thấp hơn giá thực tế của người dùng, về mặt kỹ thuật, họ đang gặp phải một khoản lỗ chưa thực hiện được. Để trực quan hơn thì, phân phối giá thực tế UTXO (UTXO Realized Price Distribution – URPD) cho biết phần trăm nguồn cung được phân phối trên giá mua.
Thị trường gấu năm 2019 cho thấy rằng 30% tổng nguồn cung của BTC tập trung trong phạm vi giá thực tế. Vào tháng 4/2019, giá đã bứt phá trên mức giá thực tế, báo hiệu sự bắt đầu của một thị trường tăng giá mới.

Nhìn vào thị trường hiện tại và áp dụng cùng một phương pháp, giá thực tế của Bitcoin đang tập trung 20% nguồn cung trong khoảng từ 17,000 USD – 22,000 USD. Mặc dù điều này cho thấy rằng có thể cần phải phân phối lại nhiều hơn, nhưng việc hợp nhất là rất quan trọng và làm nổi bật khả năng phục hồi.

Bao lâu cho đến khi đột phá?
Mô hình định giá của Bitcoin có thể cho biết bao lâu cho đến khi đột phá như vào tháng 4/2019. Dựa trên dữ liệu lịch sử, các chu kỳ trước đó đã chứng kiến phạm vi giá thực tế kéo dài từ 5.5 tháng – 10 tháng. Trong chu kỳ hiện tại, Bitcoin chỉ nằm trong phạm vi khoảng 3 tháng. Điều này có nghĩa là sự bứt phá tiếp theo có thể chỉ xảy ra sau nhiều tháng giao dịch đi ngang.

Lời kết
Các dữ liệu on-chain Bitcoin đã và đang cho thấy các dấu hiệu đáy. Mức 16k5 USD được trở thành mức hỗ trợ trong giai đoạn này. Dựa theo các dữ liệu giá đã xác định trong lịch sử, rất có thể là những tín hiệu báo hiệu sự bắt đầu của một thị trường tăng giá mới.
Weekly Recap – Week 44th
Dữ liệu on-chain Bitcoin cho biết sẽ có sự tích lũy
Giống như giá của BTC, MVRV Z-Score cũng đã tăng trong vùng -0.194 đến -0.023 trong ba tháng qua. Chỉ số on-chain phản ánh tỷ lệ vốn hóa thị trường của BTC so với vốn hóa thực tế của nó (số tiền mà mọi người đã trả cho BTC so với giá trị của nó ngày nay). Nói tóm lại:
- Nếu giá trị thị trường của Bitcoin cao hơn một cách có thể đo lường được so với giá trị thực của nó, thì chỉ số sẽ đi vào vùng màu đỏ. Điều này cho biết có thể có một đỉnh thị trường.
- Khi chỉ số này đi vào vùng màu xanh lá cây, nó báo hiệu rằng giá trị hiện tại của Bitcoin thấp hơn giá thực tế và thị trường có thể gần chạm đáy.

Theo biểu đồ MVRV Z-Score, khi so sánh với giá của Bitcoin, mức -0.06 của chỉ báo on-chain Bitcoin MVRV Z-Score hiện tại nằm trong cùng một phạm vi với mức thấp nhất trong nhiều năm và đáy chu kỳ trước đó.

Chỉ số Reserve Risk của Bitcoin hiển thị mức độ tương phản của các nhà đầu tư “tự tin” so với giá thị trường của BTC.
- Khi lòng tin của nhà đầu tư cao, nhưng giá của BTC thấp, thì mức độ hấp dẫn của rủi ro đối với phần thưởng hoặc Bitcoin so với rủi ro khi mua và nắm giữ BTC sẽ nằm trong vùng màu xanh lá cây.
- Trong thời gian khi niềm tin của nhà đầu tư thấp nhưng giá cao, thì Rủi ro Dự trữ sẽ chuyển sang vùng đỏ.
Dữ liệu lịch sử cho thấy rằng việc xây dựng vị thế Bitcoin khi Reserve Risk đi vào vùng xanh là thời điểm tốt để thiết lập vị thế.

Chỉ số Reserve Risk đang ở mức thấp kỉ lục –> đây là vùng gom hàng lý tưởng để có tỉ lệ Risk : Reward tốt nhất.
Lời kết
Nhiều dữ liệu dường như cho thấy rằng giá Bitcoin đang được định giá thấp và vẫn đang trong quá trình tạo đáy. Tuy nhiên cần lưu ý là không có chỉ báo nào xác nhận rằng đáy thực tế của thị trường đang ở đâu?
Tuần này và những tháng trước đó, nhiều doanh nghiệp khai thác Bitcoin đã công khai thông báo về sự cần thiết phải cơ cấu lại nợ, khả năng bị lỡ thanh toán nợ và một số thậm chí còn ám chỉ khả năng phá sản. Hầu hết các thợ đào đã bán phần lớn số BTC khai thác của họ kể từ tháng 6 và các sự việc gần đây liên quan đến Compute North và Core Scientific gợi ý rằng giá của Bitcoin vẫn gặp rủi ro do các vấn đề về khả năng thanh toán giữa các thợ đào công nghiệp.
Theo Glassnode, trong trường hợp căng thẳng về thu nhập, có thể các thợ đào sẽ buộc phải thanh lý Bitcoin trên thị trường mở và tác động lên giá của Bitcoin có thể là chất xúc tác tiếp theo của một đợt bán – giảm xuống mức thấp mới.
Vitalik Buterin cho ra mắt Roadmap ETH ngay khi BTC đảo chiều
Sau bản nâng cấp the Merge giúp Ethereum chuyển sang sử dụng cơ chế Proof of Stake, mục tiêu chính là đưa Ethereum trở thành to go Smart Contracts Platform

Trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn là như sau:
– The Surge: bổ sung công nghệ mở rộng quy mô Sharding và giảm phí trên Layer 2. Thay đổi này nhắm vào người dùng phổ thông trên Ethereum với mục tiêu là 100,000 giao dịch mỗi giây (TPS) và hơn thế nữa nhờ vào EIP-4844
– The Scourge tập trung vào việc đảm bảo tính xác thực bao gồm giao dịch trung lập công bằng. The Scourge cũng có “verification” để làm cho việc xác minh các block (khối) trở nên siêu dễ dàng với SNARK
– The Verge: với “Verkle tree” nhằm lưu trữ một lượng lớn dữ liệu với node nhỏ hơn. Điều quan trọng của giai đoạn này chính là xác minh các blocks cực kì dễ dàng nhờ vào “fully SNARKed”.
– The Purge: đơn giản hóa khía cạnh kỹ thuật của Ethereum, loại bỏ các dữ liệu lịch sử cũ mà không cần thiết qua nâng cấp EIP-4444. Thay đổi này phục vụ các nhà phát triển Ethereum.
– The Splurge: một loạt các nâng cấp để giúp Ethereum vận hành trơn tru sau khi thực hiện các giai đoạn trên.
Mỗi giai đoạn trên đều có mốc thời gian rõ ràng. Có thể thấy qua các cập nhật mới, Ethereum đã nhận thấy được vấn đề từ MEV và đã dành riêng một giai đoạn để xử lý nó. Vitalik Buterin cũng đưa việc gia tăng tốc độ giao dịch và giảm phí lên làm trọng tâm hàng đầu khi thêm rất nhiều nâng cấp mới vào phần The Surge, cũng như đặt ra mục tiêu 100.000 tps. Ngoài ra, toàn bộ quá trình phát triển vẫn được theo dõi sát sao và đốc thúc thực hiện bởi bộ máy quản lý Ethereum, khiến cộng đồng an tâm hơn về dự án. Những điều này chứng minh được một điều rằng Ethereum còn nhiều features để update và sẽ còn rất nhiều thứ đáng để chúng ta chờ đợi.
Nhìn vào đồ thị của ETH chúng ta thấy đang đi theo mô hình cờ tăng dần chúng ta sẽ kì vọng ETH điều chỉnh về 1560 để mua và chốt hết khi ETH đạt giá trị gần 1800.

Near Protocal có còn là đồng coin đáng hold trong những tháng cuối năm 2022?
Near được biết đến như là một đồng coin được nhiều dân Việt Nam đu đỉnh nhiều nhất cả về số lượng lẫn chất lượng của đồng coin này. Được biết đến là một blockchain theo cơ chế Public Proof of Stake và Sharded. Chúng ta cùng điểm qua những thay đổi về Near trong thời gian gần đây nhé.
Về những tính năng mới:
– Near cho ra mắt đồng stable coin USN của mình trong hoàn cảnh thị trường downtrend nhưng có vẻ không mấy khả quan về tính năng mới cho đồng stable coin này và nhanh chóng bị xóa sổ vào tháng 10/2022
– Gần đây Near đã tập trung hợn trong việc phát triển Web3 của mình khi cùng với Google Cloud sẽ hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng và mở rộng quy mô dự án Web3 và dApp của họ. Google Cloud sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho những người nhận NEAR grant bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng cho nhà cung cấp node Remote Procedure Call (RPC) của Near cho Pagoda.

– Near đang phát triển framework quản trị cho hệ sinh thái tên là NEAR Digital Collective (NDC), hoạt động này sẽ giúp Near Protocol trở nên phi tập trung hơn và cộng đồng Near sẽ bắt đầu có quyền quản lí Near Treasury.
– Công bố hoàn thành Phase 0 và bắt đầu Phase 1. Phase này giúp giảm yêu cầu phần cứng cho các Validator, tạo điều kiện cho nhiều Validator tham gia vào mạng lưới Near hơn.
Về nguồn vốn và nhân lực
– Trong thời kì downtrend thì Near cũng như những đồng coin khác đều có sự sụt giảm về giá cũng như sụt giảm mạnh về TVL sau khi đạt đỉnh vào tháng 5/2022

– Vào 08/04/2022, Near nhận đầu tư 350 triệu USD từ FTX Ventures, Dragonfly Capital và nhiều quỹ khác.
– Near Foundation đã hoàn tất deploy 540 triệu USD trong tổng số quỹ 800 triệu USD Ecosystem Fund được thông báo vào 11/2021.
– Sau Ecosystem Fund, Near và Caerus (Quỹ đầu tư tại Thụy Sĩ đứng sau Near) thành lập Ventures trị giá 100 triệu USD nhắm vào Web3 Culture & Entertainment.
– Nhìn vào bảng đồ nguồn nhân lực của Near có thể thấy trong downtrend dường như Near đang cắt giảm nguồn nhân lực của mình sau khi có một đợt tuyển ồ ạt từ năm 2021 khi từ chỉ vọn vẹn 50 người tăng lên gần 150 người (gấp 3 nguồn nhân lực chỉ trong vòng 1 năm). Giải thích cho điều này sẽ suy ra từ 2 nguyên nhân chính: thứ nhất là dự án cắt giảm bớt vì funding ko còn dư giả, để dành chi phí cho các hoạt động marketing và nghiên cứu khác. Thứ 2 là chưa có đường hướng để scale up tiếp sản phẩm của mình.

Nhìn chung chúng ta có thể thấy rõ Near tuy là một dự án nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng và có nhiều đợt gọi vốn khủng từ những ông lớn có máu mặt trong thị trường crypto nhưng vẫn còn mang những điểm yếu tồn đọng cần giải quyết như:
- Rào cản về ngôn ngữ lập trình, sự ảnh hưởng của hệ sinh thái mẹ là Near với các dự án con
- Các dự án Defi thu hút nguồn vốn của Near chủ yếu đến từ một bên là Proximity Labs điều đó làm cho chưa có mảnh ghép Defi nào nổi trội so với các dự án defi khác của Layer1
- Chưa có sự liên kết của Near Foundation với các dự án con khác tạo nên một hệ cung ứng từ Near.

Về phân tích kĩ thuật
ATOM 2.0 ra mắt? Kỉ nguyên mới về khái niệm staking
Cosmos là một Blockchain Layer-1 (nhưng được ví von là layer 0), phát triển theo mô hình Internet of Blockchain. Cosmos sinh ra để giải quyết 3 vấn đề của Blockchain hiện nay:
- Khả năng mở rộng: Ethereum hiện tại hiệu suất quá chậm. Cosmos đưa ra cách giải quyết là tạo ra các Zone (các blockchain nhỏ khác) dựa trên nền tảng Cosmos SDK.
- Độ hiệu dụng: Ở Ethereum, fork EVM là ra y chang EVM. Ở Cosmos, Cosmos SDK là nền tảng, dự án có thể built theo nhiều hướng tùy chọn ⇒ Phù hợp phát triển App Chain.
- Khả năng tương tác: Các Blockchain không thể tương tác với nhau và phải tạo quá nhiều cầu nối. Cosmos tạo 1 cầu nối IBC ⇒ Kết nối tất cả.
Điểm mới của ATOM 2.0 chính là việc thay thế tokenomics giúp giảm lạm phát cho đồng tokens này nôm na sẽ như sau:
- Ban đầu: Tỷ lệ phát thải nguyên tử hiện thay đổi từ 20% đến 7% tùy thuộc vào tỷ lệ cổ phiếu ATOM. Dữ liệu của CoinGecko cho thấy chỉ sau 3 năm, tổng nguồn cung ATOM đã tăng từ 214 triệu lên 292,5 triệu ATOM, thể hiện tỷ lệ lạm phát tương đối cao là 36,68%.


Cosmos Hub đã ra mắt thêm 3 tính năng đặc biệt mới như:
- Interchain Security: Interchain Security được tạo ra với mục đích mang đến cho các chuỗi nhỏ nói trên cơ hội “thuê” các dịch vụ bảo mật từ Cosmos Hub để họ có thể hoàn toàn tập trung vào việc phát triển dự án. Đồng thời taọ ra các phần thưởng hấp dẩn thu hút các dev tiến vào xây dựng hệ sinh thái. Với Interchain Security, những người khai thác Cosmos Hub nhận được Phần thưởng Staking trực tiếp từ Staking ATOM và bảo mật chuỗi khối trong hệ thống Cosmos.
- Interchain Allocator: Interchain Scheduler hoạt động như một giải pháp Giá trị có thể trích xuất tối đa (MEV), một cơ chế tạo ra lợi nhuận bằng cách kết hợp các giao dịch trong các khối khi nó được phân chia.
- Interchain Scheduler: cải thiện sự điều phối tài chính của mạng Cosmos. Nó cũng mở ra cơ hội phát triển Dịch vụ thanh khoản, đảm bảo an toàn cho các khoản vay tín chấp và giảm thiểu tình trạng thiếu thanh khoản trong thời gian biến động tiêu cực.
Kỉ nguyên mới cho khái niệm staking:
Khái niệm staking trước đây: Staking là hành động giữ và khóa một lượng coin nhất định để nhận được phần thưởng từ chúng. Lượng coin này có thể được khóa trong ví hoặc các nút của một dự án Blockchain trong một khoảng thời gian. Phần thưởng sẽ dựa trên công sức người dùng đã bỏ ra bao gồm: lượng coin stake & thời lượng stake. Khuyến điểm của staking truyền thống chính là việc bạn mất đi cơ hội để đầu tư những vấn đề khác trên thị trường crypto khi khoảng tiền của bạn bị giam tại một pool nhất định để có thể đem lại lợi nhuận cố định trong một khoảng thời gian.

Nhưng đối với ATOM 2.0 chủ thể có thể cam kết tài sản của họ trên một mạng lưới an ninh dưới quyền kiểm soát của ATOM rồi từ đó chuyển đối sang các loại tài sản tương tự để có thể tham gia vào đầu tư vào các hội khác mà không lỡ mất cơ hội khi phải dính chặt khoảng đầu tư của mình trên pool. Do đó Liquid Staking là một tính năng hữu ý mà ATOM 2.0 mang lại cũng như cho mô hình Interchain Security nêu trên. Nó không chỉ cho phép những người tham gia đã có trong hệ sinh thái Cosmos mở rộng tiện ích vốn của họ cho các mục đích khác, mà còn là động lực để thu hút các nhà đầu tư ngoài Cosmos triển khai vốn vào mạng lưới mà không cần khóa hoàn toàn vốn của họ theo cơ chế staking cũ. Những tính năng
HASHFLOW LÀ GÌ? CÓ NÊN ĐẦU TƯ NÓ?
Sau 180 không có bất cứ kế hoạch launchpad dự án nào, thì cuối cùng ông lớn Binance đã chào hàng môt launchpool bằng dự án HASHFLOW, sàn Dex sử dụng cơ chế Request-for-quote (RFQ) cho phép các nhà tạo lập thị trường (market maker) chuyên nghiệp quản lý những liquidity pool
Hashflow là gì?
Hashflow là giao thức hỗ trợ người dùng giao dịch nhiều loại token. Đồng thời, đây cũng cầu nối Cross-chain không giới hạn với ưu điểm về tốc độ xử lý nhanh, MEV-resistance và phí gas cực thấp.

Dự án còn có khả năng mở rộng cao với phí Gas thấp hơn một nửa so với Uniswap. Chính điều này đã giúp nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn vốn với hiệu quả tối đa. Dự án Hashflow sẽ triển khai phát triển Layer 2 trong thời gian sắp tới.
Hashflow giải quyết vấn đề như thế nào?
Giao dịch bất kỳ loại tài sản nào: Nhà đầu tư có thể giao dịch nhiều loại tiền mã hóa khác nhau trên nhiều nền tảng thông qua Hashflow.
Giá tốt cho người dùng, mang lại nhiều lợi nhuận hơn với quỹ vốn (thấp). Giá luôn luôn hiển thị chuẩn xác và các thực thi luôn đảm bảo, hỗ trợ nhiều loại tài sản (token) khác nhau.
Giải pháp MEV (Miner Extractable Value) – Resistance ký mật mã cho các hoạt động front-running trong Hashflow, hạn chế các cuộc tấn công bảo mật.
Tạo ra cổng thanh khoản trong CeFi: Bạn có thể giao dịch chuỗi on-chain trên bất kỳ một nền tảng nào thông qua Hashflow. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được phí gas.
Phí Gas thấp: Nhà đầu tư chỉ cần xác minh chữ ký và thực hiện giao dịch nên phí gas thấp so với Uniswap.
Hỗ trợ Market Making Pool: Nhà đầu tư có thể phân bổ vốn vào các Market Making Pool này để thu về lợi nhuận cao nhất.
Nhà đầu tư & Đối tác
Hashflow đã từng kêu gọi được số vốn lên đến 3.2 triệu USD từ các quỹ lớn và những nhà đầu tư khác, vòng này được dẫn đầu bởi Dragonfly Capital, Electric Capital, Galaxy Digital, Unanimous Capital, Balaji Srinivasan, Kain Warwick, Ryan Sean Adams, cùng nhiều quỹ đầu tư lớn khác anh em có thể theo dõi trong hình sau.

Thông tin Token Hashflow (HFT)
Key Metrics HFT
- Token Name: Hashflow
- Ticker: HFT
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Token Type: Utility, Governance
- Total Supply: 1,000,000,000
HFT Token Allocation
Ecosystem Development: 56% – 560,000,000 HFT. Trong đó:
- Community Treasury: 31.25% – 312,500,000 HFT
- Market Makers: 14% – 140,000,000 HFT
- Early Contributor Rewards: 6.75% – 67,500,000 HFT
- Future Hires: 4% – 40,000,000 HFT
Early Investors: 25% – 250,000,000 HFT
Core Team: 19% – 190,000,000 HFT
Weekly Recap – Week 42th
I. Money Flow

Tuần thứ 42/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow ( dòng vốn dương) tổng cộng là 12 triệu USD.
Bitcoin đã chứng kiến inflow tuần thứ 5 liên tiếp với tổng trị giá 8,8 triệu USD. Trong khi đó vị thế short BTC đã có lượng inflow là 6,7 triệu USD. Như vậy tâm lý chung của các nhà đầu tư vẫn đang giữ ở mức trung lập.

II. Dữ liệu On-chain
Chỉ báo on-chain Bitcoin SLRV ratio
Một trong những số liệu on-chain được sử dụng thường xuyên nhất để xác định hiệu suất của Bitcoin là hành vi của những người nắm giữ lâu dài của nó. Được xác định là các địa chỉ không chuyển bất kỳ BTC nào trong vòng 6 đến 12 tháng, những người nắm giữ lâu dài thường cho ta thấy các đỉnh và đáy của thị trường.
Tỷ lệ SLRV (short-to-long-term realized value) xem xét sự khác biệt về hành vi giữa những người nắm giữ ngắn hạn (STH) và dài hạn (LTH) để phát hiện thị trường gấu. Tỷ lệ SLRV cho biết phần trăm nguồn cung Bitcoin được chuyển lần cuối trong vòng 24 giờ chia cho phần trăm được chuyển lần cuối từ 6 đến 12 tháng trước.
- Tỷ lệ SLRV cao cho thấy những người nắm giữ ngắn hạn tích cực hơn trên mạng lưới và thường có thể chỉ ra chu kỳ cường điệu hoặc rằng đỉnh thị trường đang ở gần.
- Tỷ lệ SLRV thấp cho thấy ít hoạt động từ những người nắm giữ ngắn hạn hoặc lượng những người nắm giữ dài hạn đã tăng lên đáng kể.
Theo tỷ lệ SLRV, Bitcoin hiện đang ở trong vùng màu hồng, kể từ tháng 6 năm nay, khi nó đạt ở mức đáy thấp nhất là 17,600 USD. Vùng màu hồng cho thấy tỷ lệ SLRV dưới 0.04 và có lịch sử trùng khớp với vùng tích lũy của các thị trường gấu trước đây.

Trong mọi thị trường gấu trước đây, Bitcoin chạm đáy trong vùng màu hồng, đánh dấu mức đầu cơ giá cuối cùng trước khi phục hồi. Tuy nhiên, dữ liệu từ Glassnode cho thấy BTC vẫn chưa chạm đến đáy của vùng màu hồng. Điều này cho thấy rằng nó có thể thấy sự sụt giảm hơn nữa từ mức 19,600 USD trước khi chạm đáy.
Chỉ báo on-chain Bitcoin SLRV Ribbons ratio
Để giải quyết một số vấn đề với tỷ lệ SLRV, Capriole Investments đã tạo SLRV Ribbons. SLRV Ribbons là chiến lược đầu tư áp dụng đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn cho SLRV ratio để đánh dấu sự chuyển đổi từ thị trường chấp nhận rủi ro sang thị trường phi rủi ro.
SLRV Ribbons bao gồm đường trung bình động 30 ngày và đường trung bình động 150 ngày. Đường MA 30 ngày vượt qua MA 150 ngày cho thấy thị trường đang thoát ra khỏi thời kỳ bị chi phối bởi hoạt động nắm giữ dài hạn.
Các giai đoạn mà những người nắm giữ dài hạn thể hiện nhiều hoạt động nhất thường liên quan đến các vùng tích lũy – các LTH sử dụng đáy giá để tăng lượng BTC nắm giữ của họ. Hoạt động nắm giữ ngắn hạn có xu hướng gia tăng ở các giai đoạn sau của các khu vực tích lũy này. Nó cho thấy sự khởi đầu của một chu kỳ áp dụng mới và bắt đầu phục hồi thị trường.

Việc thiếu sự đảo ngược xu hướng trong tầm nhìn càng củng cố thêm dữ liệu được trình bày bởi tỷ lệ SLRV. Nó có nghĩa là Bitcoin có thể còn giảm sâu hơn nữa trước khi chạm đáy.
Lời kết
Thị trường downtrend, Bitcoin sideway trong thời gian dài khiến cho nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng giá BTC ở mức 17,600 USD đã là đáy của lần downtrend này. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu lịch sử, mức giá hiện tại vẫn chưa chạm vào đáy. Điều đó đặt ra giả thuyết là giá BTC hiện tại vẫn có khả năng tiếp tục giảm hơn nữa. Do vậy các nhà đầu tư cũng nên chuẩn bị tâm lý để đối phó với kịch bản này.
Weekly Recap – Week 41th
I. Money Flow

Tuần thứ 41/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow ( dòng vốn âm) tổng cộng là 5 triệu USD
Bitcoin đã chứng kiến inflow tuần thứ 4 liên tiếp với tổng trị giá 12 triệu USD, trong khi đó vị thế short BTC đã có lượng outflow mức kỷ lục là 15 triệu USD.
Ethereum đã chứng kiến outflow với tổng trị giá 2,2 triệu USD vào tuần trước, cho thấy sự lưỡng lự tiếp tục giữa các nhà đầu tư sau The Merge.

II. Dữ liệu On-chain
Chỉ số on-chain Bitcoin: Reserve Risk
Reserve Risk được sử dụng để đánh giá niềm tin của những người nắm giữ lâu dài so với giá của đồng tiền gốc tại một thời điểm nhất định.
- Khi niềm tin của nhà đầu tư cao và giá thấp, thì tỷ lệ risk/reward hấp dẫn. Reserve Risk thấp.
- Khi niềm tin của nhà đầu tư thấp và giá cao, tỷ lệ risk/reward là không hấp dẫn tại thời điểm đó. Khi đó Reserve Risk là cao.

Hãy cùng xem xét chỉ số on-chain Bitcoin này trên biểu đồ dài hạn nhé. Trong lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng trong các thị trường gấu, Reserve Risk đạt mức thấp nhất trong phạm vi màu xanh lá cây giữa 0.0025 – 0.0001. Ngược lại, mức cao nhất mọi thời đại (ATH) trong lịch sử của giá Bitcoin có tương quan với các đỉnh của chỉ báo trong phạm vi màu đỏ là 0.02 – 0.06.
Vậy còn hiện tại chỉ số on-chain Bitcoin này đang biến động như thế nào? Hiện tại, Reserve Risk đang chạm mức thấp nhất mọi thời đại (ATL) gần 0.0009. Có thể thấy mức này còn nằm dưới phạm vi màu xanh lá cây và thậm chí là chưa từng thấy trước đây. Dựa vào suy luận ở trên thì chúng ta có thể hiểu là niềm tin của nhà đầu tư đang ở mức cao, giá thấp và tỷ lệ rủi ro/phần thưởng đang khá hấp dẫn nhất trong lịch sử.
Một cuộc bán tháo khác có thể sẽ diễn ra?
Nếu dựa trên chỉ số on-chain Reserve Risk, dường như kết quả chắc chắn tăng giá. Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn đang cảnh báo về khả năng xảy ra một đợt bán tháo tàn bạo khác trên thị trường Bitcoin. Trong một tweet gần đây từ @woonomic, chúng ta thấy biểu đồ về mức độ đau đớn tối đa (chỉ số max pain) được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm nguồn cung BTC ghi nhận khoản lỗ.
Nhà phân tích nổi tiếng đã đánh dấu (bằng màu đỏ) các giai đoạn mà những holder dài hạn và cá voi bán mạnh Bitcoin của họ trên thị trường giá giảm. Trong tất cả các chu kỳ trước, chúng tương quan với các giai đoạn đầu tiên của thị trường giá xuống. Ngoại lệ trên biểu đồ là chu kỳ hiện tại, không cho thấy sự gia tăng nguồn cung bị lỗ khi bắt đầu suy thoái.
Willy Woo thừa nhận rằng hành vi của holder và whale là khác nhau trong chu kỳ này. Ông nói rằng lời giải thích cho hiện tượng này là hoạt động của họ đã chuyển sang thị trường tương lai, không chuyển thành hoạt động trên chuỗi của mạng Bitcoin. Tuy nhiên, nếu một đợt bán tháo sâu khác xảy ra, theo biểu đồ của Woo, mức hỗ trợ là gần 10,000 USD.

Lời kết
Có vẻ như thị trường vẫn chưa đạt điểm điểm thấp nhất của nó ở thời điểm hiện tại. Một vài chỉ số on-chain Bitcoin vẫn cho thấy thị trường hiện tại chưa đủ để đạt đến độ max pain tương ứng với các thị trường giá xuống trong quá khứ. Điều này gợi ý về một hoặc thậm chí là nhiều đợt bán tháo khác có thể sẽ xảy ra.
Vẫn giữ theo quan điểm từ các bài phân tích on-chain trước thì mức giá hiện tại vẫn chưa thực sự là đáy. Nếu diễn biến trong lịch sử lặp lại, giá có thể sẽ đi xuống thấp hơn nữa, thị trường cần phải thiệt hại nhiều hơn trước khi xu hướng tăng được phục hồi
Weekly Recap – Week 40th
I. Money Flow

Tuần thứ 39/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow ( dòng vốn dương) tổng cộng là 10,3 triệu USD, đánh dấu tuần thứ 3 liên tiếp với dòng vốn dương. Dòng tiền vẫn ở mức thấp cho thấy các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lưỡng lự.
Bitcoin đã chứng kiến tuần thứ 3 liên tiếp có inflow với tổng trị giá 7,7 triệu USD.
Ethereum đã chứng kiến tuần thứ 2 dòng tiền vào với tổng trị giá 5,6 triệu USD.

II. Dữ liệu On-chain
Xu hướng HODL của cá voi và thợ đào
Xu hướng giảm về số lượng địa chỉ trên mạng nắm giữ hơn 1,000 BTC cho thấy những tay chơi lớn trên thị trường đang dần mất đi sự hứng thú đối với Bitcoin, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, Miners Reserves vẫn không đổi, ở mức khoảng 1.86 triệu trong suốt tháng 9. Miners Reserves ghi nhận sự sụt giảm mạnh trong tháng 8 và đã không thể phục hồi. Điều này đã cản trở sự tăng giá không thường xuyên của đồng tiền vua này.

Cuối cùng, nguồn cung trên các sàn giao dịch đang có xu hướng tăng lên. Dòng tiền vào các sàn giao dịch cao hơn là dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng thấp vào tài sản. Hiểu một cách đơn giản là khi chỉ số on-chain này tăng lên, nó đồng nghĩa với việc người ta đang tích cực đưa Bitcoin của mình lên các sàn giao dịch để chờ bán. Vậy nên, xét về mặt tổng quan thì đây không phải là một tín hiệu tốt cho giá BTC.
