Weekly Recap – Week 7th
I. Money Flow
Tuần thứ 7/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow (dòng vốn dương) tổng cộng là 75 triệu USD, đánh dấu tuần thứ 4 liên tiếp với dòng vốn dương. Có một số khác biệt giữa các khu vực, với 5,5 triệu USD dòng vốn âm ở châu Mỹ và 80,7 triệu USD dòng vốn đầu tư từ các quỹ đến từ châu Âu.
Ethereum cuối cùng đã phá vỡ dòng vốn âm kéo dài 9 tuần với dòng tiền vào tổng cộng 21 triệu USD vào tuần trước.
Các altcoin mới được đầu tư gần đây như Terra, Tezos và Cosmos đều chứng kiến dòng vốn đầu tư lần lượt là 2,2 triệu USD, 0,9 triệu USD và 0,6 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
SOPR
Chỉ số on-chain Spent Output Profit Ratio (SOPR) cung cấp cái nhìn tổng thể về hành vi của những người tham gia thị trường Bitcoin. Biểu đồ SOPR ngày càng cho thấy nhiều điểm tương đồng rõ rệt với mùa hè năm 2021, khi thị trường tiền điện tử đang trải qua một đợt điều chỉnh sâu. Hơn nữa, khi short-term holder SOPR tăng trên 1, có những tín hiệu cho thấy sự điều chỉnh hiện tại có thể đã kết thúc.
SOPR được tính bằng cách chia giá đã bán với giá đã trả.
- Nếu tỷ lệ trên 1, nghĩa là giá bán lớn hơn giá phải trả. Lúc này chủ sở hữu của tài sản đã bán ghi nhận một khoản lợi nhuận.
- Ngược lại, nếu nó dưới 1, thì có nghĩa là giá bán nhỏ hơn giá đã trả trước đó. Lúc này nó cho thấy một mức lỗ.
- Độ lệch từ 1 càng lớn thì lãi hoặc lỗ càng lớn. Ngược lại, độ lệch này càng gần mức 1 hơn thì lãi hoặc lỗ càng ít.
Lần giảm sâu cuối cùng trong SOPR (MA 14 ngày) xuống dưới 1 xảy ra vào tháng 3/2020, khi giá BTC ghi nhận mức thấp ở mức 3,782 USD. Sau bùng phát đại dịch Covid-19, SOPR nhanh chóng phục hồi trên 1 và không giảm xuống dưới cho đến khi có sự điều chỉnh sâu hơn vào tháng 5 đến tháng 7/2021. SOPR ở dưới mức 1 trong suốt 3 tháng này. Chỉ khi kết thúc đợt điều chỉnh giá BTC, chỉ báo này mới vượt qua mức 1 và duy trì ở mức cao hơn trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, khi giá BTC giảm từ mức cao nhất mọi thời đại là 69,000 USD vào tháng 11/2021, SOPR lại giảm xuống dưới 1 vào đầu tháng 12/2021.
Chỉ sau khi BTC tìm thấy đáy ở mức 32,900 USD thì chỉ báo SOPR mới bắt đầu tăng và vượt qua mức 1 vào ngày 7/2/2022. Điều này báo hiệu rằng một lần nữa người nắm giữ BTC đang ghi nhận một khoản lợi nhuận nhỏ khi họ chọn bán với mức giá hiện tại. Nếu giá trị của chỉ báo này tiếp tục duy trì trên 1, đó sẽ là một tín hiệu tăng giá. Trong quá khứ, nó là sự khởi đầu của xu hướng tăng giá trên Bitcoin (các mũi tên và đường màu xanh lá cây).
Long-term holder SOPR
Hãy cùng xem chỉ số long-term holder SOPR. Nó chỉ tính đến các tài sản đã di chuyển với thời gian dài hơn 155 ngày. Trong biểu đồ của SOPR dài hạn từ năm 2013 trở lại đây, bất cứ khi nào nó giảm và ở dưới mức 1 và những người nắm giữ dài hạn bán bị thua lỗ. Và đó thường là khi thị trường gấu kéo dài (các khu vực và đường màu đỏ) như từ giữa 2014 – giữa 2016 hoặc giữa 2018 – giữa 2019 hoặc từ giữa 2019 – giữa 2020. Hãy xem hình dưới đây.
Tuy nhiên, cho đến khi chỉ báo tiếp cận giá trị 1, nhưng không giảm xuống dưới, BTC đã tiếp tục đà tăng của nó. Hãy xem đến thời điểm cuối năm 2013 (vòng tròn màu xanh lá cây). Như vậy, ở thời điểm hiện tại, nếu chỉ báo này không phá xuống dưới mức 1, nó có thể là tín hiệu của một đà tăng tiếp theo cho BTC.
Short-term holder SOPR
Hãy cùng đến với chỉ số short-term holder SOPR. Trái ngược với chỉ báo trước, nó chỉ tính đến các tài sản đã di chuyển trong vòng chưa đầy 155 ngày. Đường MA 7 ngày của chỉ báo này cho thấy một góc nhìn tương tự như biểu đồ của đường MA 14 ngày của SOPR mà chúng ta đã thảo luận trước đó. Ở đây, chúng ta tương tự tương đồng giữa ba thời điểm tháng 3/2020, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2021 và hiện tại. Chỉ số này đã có thời điểm không phá vỡ mức 1 (mũi tên xanh lam) và vượt lên trên mức 1 thành công sau đó (mũi tên xanh lá cây).
TheRealPlanC đã đưa ra một phân tích chi tiết hơn về những điểm giống nhau giữa hai giai đoạn thua lỗ này đối với những người nắm giữ ngắn hạn. Trong biểu đồ dưới đây, màu xanh lá cây là xác nhận sự đảo ngược xu hướng. Theo TheRealPlanC, sự trở lại của short-term holder SOPR trên giá trị 1 là một tín hiệu về sự đảo ngược xu hướng của Bitcoin.
Lời kết
Dựa vào các chỉ số on-chain và các dữ liệu trong lịch sử, chúng ta thấy những xu hướng tăng giá hiện hữu cho BTC. Tuy nhiên, thực tế sẽ luôn có những biến động nhất định, đặc biệt là các yếu tố về kinh tế vĩ mô toàn cầu như việc tăng lãi suất của FED hoặc khả năng nổ ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine … Do đó, các nhà đầu tư nên có cho mình những kịch bản khác nhau để sẵn sàng ứng biến với những thay đổi của thị trường.
Leave a Reply