Cuộc cách mạng Web 3.0
Trong thế giới blockchain, anh em chắc hẳn đã nghe nói về “Web 2.0” và “Web 3.0” thường xuyên.
Nhưng Web 2.0 và Web 3.0 nghĩa là gì? Cái nào tốt hơn?
Để anh em hiểu được ý nghĩa của “Web 3.0”, chúng ta cần tìm hiểu lại Web 1.0 là gì và bắt đầu từ đó.
Web 1.0 – “giai đoạn” đầu tiên của web
Web 1.0 tồn tại từ cuối những năm 1980 cho đến năm 2005.
Trong giai đoạn này, các trang web ở trạng thái tĩnh (static web), nơi nội dung được cung cấp từ hệ thống tệp của máy chủ. Hơn nữa, không có tương tác trên các trang này. Người dùng không thể “tương tác” với các bài đăng như comments hay likes. Thay vào đó, người dùng chỉ sử dụng thông tin một cách thụ động.
Web trong thời đại này trông rất thô sơ. Ví dụ: các nhà phát triển đã sử dụng các khung và bảng dùng để định vị và căn chỉnh các phần tử trên một trang (vì CSS thời điểm này chưa xuất hiện).
Giai đoạn tiếp theo của Web là Web 2.0
Web 2.0 chỉ đơn giản là web mà chúng ta biết ngày nay.
Thay vì nội dung tĩnh, Web 2.0 trở thành nơi dành cho nội dung động (dynamic web) , nơi người dùng có thể tương tác với content có trên web (ví dụ như like, share, comment bài post của Mitoo trên Facebook). Sự tương tác này trở nên khả thi do sự xuất hiện của các công nghệ như JavaScript, HTML và CSS , cho phép các nhà phát triển tạo ứng dụng nơi người dùng có thể tương tác với nội dung trong thời gian thực (real-time access).
Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội, viết blog hoặc live stream – Web 2.0 hoàn toàn dựa trên tương tác. Chúng ta tương tác thông qua các tin nhắn inbox hay comment, đồng thời chúng ta có thể dễ dàng đính kèm và chia sẻ nội dung như hình ảnh và video với những người khác. Một số ứng dụng đáng chú ý đã phát triển mạnh mẽ trong Web 2.0: Instagram, YouTube, Facebook và tất nhiên, Google. Đó là lý do tại sao thời đại này của web còn được gọi là mạng xã hội (Social media) .
Giai đoạn tiếp theo của Web 2.0 được gọi là Web 3.0
Web 3.0 là một Web ngữ nghĩa (Sematic Web) . Điều này có nghĩa là thay vì chỉ tìm kiếm nội dung dựa trên từ khóa hoặc con số, chúng ta có thể sử dụng AI để hiểu ngữ nghĩa của nội dung trên web. Điều này sẽ cho phép máy móc hiểu và giải thích thông tin như con người (thay vì như máy móc). Mục đích chính của Semantic Web là cho phép người dùng tìm kiếm, chia sẻ và kết hợp thông tin dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “Web 3.0” đã phát triển để có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ Sematic Web. Cụ thể hơn, công nghệ blockchain cho phép xây dựng các Dapps sử dụng thuật ngữ “Web 3.0” để mô tả ý tưởng xây dựng các ứng dụng trên một kiến trúc mở và phi tập trung. Như vậy, chúng ta có thể hiểu mục tiêu bao trùm của Web 3.0 là làm cho Internet trở nên thông minh, tự chủ và mở rộng hơn rất nhiều. Để đạt được những mục tiêu này, Web 3.0 sử dụng các công nghệ như:
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Blockchain
- Machine Learning
- 3D Graphic
- Thực tế ảo (VR)
Với AI, người dùng có thể hiểu và diễn giải nội dung trên web tốt hơn. Các AI nổi bật hiện nay được gọi là “trợ lý ảo”, có thể kể đến như Alexa của Amazon, Siri của Apple.
Với Blockchain, chúng ta có thể sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng trên các giao thức phi tập trung (Dapps), nơi chúng ta loại bỏ các trung gian tin cậy và có được khả năng làm chủ data của mình. Với Web 3.0, việc sở hữu data được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng là người sở hữu thông tin của mình và không thể bị can thiện bởi bất kì ai khác.
Machine Learning sẽ giúp Web 3.0 hiểu rõ hành vi cũng như thói quen của người sử dụng, từ đó giúp Web 3.0 nâng cao khả năng tương tác người dùng.
Virtual Reality cùng với công nghệ 3D Graphic giúp Web 3.0 mở ra khả năng nâng cao trải nghiệm của người dùng, đưa người dùng đắm chìm vào thế giới 3D rất giống thế giới thực tại, hơn là chỉ đơn giản với thế giới 2D của internet hiện có.
Lời Kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp anh em hiểu hơn về Web 3.0. Khác với giai đoạn đầu lúc mọi thứ đều là ý tưởng thì ở thời điểm hiện tại những ứng dụng của Web 3.0 đã dần đi vào đời sống và có tốc độ phát triển rất nhanh. Mình tin rằng Web 3.0 trong tương lai sẽ là một xu thế tất yếu, và chúng ta đang ở thời kì đầu của cuộc cách mạng này !
Leave a Reply