Hướng dẫn mint NFT trên Sui testnet để có cơ hội nhận Airdrop
Mới đây Mysten labs đã công bố giai đoạn Sui Testnet Wave 1 vào 17/11. Sau đợt Airdrop khủng của Aptos dành cho những người tham gia mint NFT testnet, thì mới đây Sui đã chính thức ra mắt bản testnet của mình. Trong bài viết này, anh em hãy cùng Mitoo trải nghiệm mint NFT trên Sui testnet để có cơ hội nhận Airdrop trong tương lai nhé!
Sui là gì?
Sui là blockchain Layer 1 được thiết kế từ đầu để cho phép người sáng tạo và nhà phát triển xây dựng trải nghiệm phục vụ cho hàng tỷ người dùng tiếp theo trong Web3.
Blockchain Sui có khả năng mở rộng theo chiều ngang để hỗ trợ nhiều loại dapps phát triển với tốc độ nhanh, tính bảo mật cao và chi phí thấp.
Công ty chủ quản của Sui là Mysten labs đã huy động được tổng cộng 336 triệu USD trong 2 vòng series A và series B.
Hướng dẫn tham gia mint NFT
Bước 1: Tải ví Sui -> Tại Đây
Bước 2: Cài đặt mạng Sui Testnet và Faucet Sui Testnet
Sau khi tạo Ví thành công, anh em vào lại Ví và chọn dấu 3 gạch ngang như hình dưới
Ở mục Network, anh em chọn mạng Sui Testnet
Anh em chọn Request Sui Testnet SUI Tokens để Faucet SUI Testnet
Bước 3: Mint NFT
Anh em chọn Apps, sau đó chọn Mint an NFT
Anh em có thể chọn Mint nhiều lần cũng được nhé, sau khi Mint xong anh em vào NFTs và kiểm tra NFT.
Tại mục Apps anh em chọn tiếp Sui NFT Mint, chọn Connect và kết nối ví Sui
Image URL
Cách lấy Image URL
Truy cập https://nft.storage/files/, sau đó đăng nhập bằng Github hoặc tạo 1 tài khoản bằng email.
Chọn Upload, sau đó chọn bất kỳ ảnh nào trong máy mà anh em chọn làm NFT → Chọn Upload.
Tiếp theo ở mục Actions, anh em chọn Copy IPFS URL rồi dán vào ô Image URL.
Sau khi điền đầy đủ tên NFT, mô tả NFT, Image URL anh em chọn Create để mint NFT.
Anh em thực hiện mint NFT thành công như ảnh cuối cùng là hoàn thành nhé!
Qua bài viết Mitoo đã giới thiệu cho anh em về cách tham gia mint NFT testnet của Sui để có cơ hội nhận Airdrop khi dự án phát hành token. Hi vọng anh em sẽ tham gia trải nghiệm 1 cách hiệu quả nhất và có được may mắn nhận Airdrop trong tương lai khi dự án phát hành token.
Tư duy xác suất
Những anh em mới vào thị trường Crypto thường tìm đến những người chơi lâu năm với hi vọng có được cái nhìn thấu đáo, nhận định chính xác về xu hướng của thị trường.
Vì vậy, trong bài này, mình sẽ chỉ cho anh em cách để nhìn thấy tương lai !
Nhìn thấy tương lai
Các trader lâu năm trong lĩnh vực tài chính biết rằng trading là một hoạt động giao dịch có kết quả xác suất. Tư duy xác suất về cơ bản chỉ là cố gắng ước tính khả năng một kết quả cụ thể trong tương lai trở thành hiện thực.
Theo hiểu biết của mình, việc nhìn thấy tương lai hiện tại là điều không thể. Thay vào đó, các traders phải dự đoán tương lai bằng cách nhìn thấy mọi khả năng có thể xảy ra.
Dù sao, để minh họa bằng thực tế chứ không phải tham chiếu Dr Strange trong phim của Marvel, chúng ta hãy quay ngược thời gian.
Dưới đây là biểu đồ 1D ETH/USDT trên sàn Binance vào ngày 19/5/2021:
Khi thị trường sụp đổ vào tháng 5 năm ngoái, phải mất 8 ngày để Ethereum đi từ mức đỉnh khoảng $4400 xuống dưới $1800.
Trong thời gian xảy ra cú crash này, nếu như là 1 trader có kinh nghiệm, họ sẽ xem xét bốn tình huống có thể xảy ra trong tương lai gần (diễn biến của đường giá vài tuần sau đó).
1. Thị trường đang trải qua một chu kỳ tăng trưởng/ suy thoái theo phong cách năm 2017 và mức đỉnh đã đến. Chúng ta có thể kì vọng một cú hồi tạo đỉnh thấp hơn tương tự như 2017.
2. Thị trường đang hạ nhiệt trước khi trải qua sóng tăng mạnh tiếp theo giống như 2013 và sẽ vượt đỉnh vào cuối năm.
3. Thị trường sẽ chỉ đi xuống và trải qua bear market thảm khốc chưa từng có.
4. Thị trường sẽ ngay lập tức phục hồi và tăng vọt lên mức đỉnh cũ rất nhanh chóng.
Tất nhiên, có những biến thể nhỏ của 4 trường hợp ở trên, cũng như các tình huống tiềm năng khác mà mình không muốn xem xét đến vì mình nghĩ rằng chúng quá khó xảy ra (ví dụ: sideway mãi mãi).
Sau khi tính toán tất cả những khả năng có thể xảy ra, các traders có kinh nghiệm sẽ đánh giá xác suất họ tin vào từng kịch bản.
- kịch bản 1 = 45%
- kịch bản 2 = 45%
- kịch bản 3 = 5%
- kịch bản 4 = 5%
Kịch bản 1 và 2 là các kết quả có khả năng xảy ra như nhau, đã từng xảy ra trong quá khứ, cho nên mỗi kịch bản là 45% và chúng cũng là hai kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất, ngoài ra kịch bản 3 và 4 cũng có thể xảy ra, mỗi kịch bản này xác suất là 5% cho từng kịch bản.
Nếu anh em đánh giá giao dịch tốt nhất có thể làm cho mỗi tình huống ở trên, chúng khá đơn giản như sau:
1 – mua: mua mức thấp và bán ở đỉnh B
2 – mua: mua mức thấp và giữ mức cao mới
3 – bán: Crypto sẽ chết, bán và rời khỏi thị trường càng sớm càng tốt
4 – mua: mua ngay nếu ko sẽ lỡ sóng hồi mạnh.
Theo những ước tính này, mua là giao dịch tốt nhất trong 95% các trường hợp. Ước tính có 50% cơ hội đạt được mức cao mới, 45% cơ hội bán được thấp hơn một chút so với mức đỉnh cũ trước đó và trong khi đó bán hoặc cắt lỗ ngay lập tức chỉ chiếm 5%.
Cụ thể hơn:
45% cơ hội – tăng trưởng 80% PnL (mua xung quanh mức giá $2000 và bán ở đỉnh B khoảng $3600)
50% cơ hội kiếm được hơn 100% PnL (mua $2000 và bán ở mức cao mới, tức trên $4400)
5% cơ hội –20% PnL (mua $2000, thị trường đạt mức thấp mới, cắt lỗ ở mức dưới $1600)
Bây giờ giao dịch có vẻ đơn giản:
Mua ở mức $2000, đánh giá lại khi ETH đạt gần $3600 và bám sát kế hoạch thoát khỏi thị trường trong trường hợp thị trường đi xuống mức thấp mới. Có 95% kịch bản tạo ra ít nhất +80% TK. Chỉ 5% kịch bản mất -20% TK. Như vậy điều này có vẻ đáng để mạo hiểm.
Nếu như người chơi mới đang nắm giữ và vẫn chưa thoát ra trước khi xảy ra cú crash vào tháng 5/2021, họ vẫn có thể sử dụng thông tin và ước tính này để quyết định nắm giữ tiếp thay vì hoảng sợ cắt lỗ.
Làm thế nào để có thể ước tính xác suất của một kịch bản?
Một cách tốt để phỏng đoán các khả năng xảy ra trong tương lai là nhìn vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Sự đánh giá quá khứ về thị trường và tài sản có thể đưa ra những gợi ý về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Trên thực tế quá khứ được tạo ra bởi một đám đông những người có tư duy tương tự nhau, tham lam khi giá lên, hoảng loạn khi giá xuống mạnh, và đều dễ xúc động và phi lý trí.