Weekly Recap – Week 16th
I. Money Flow
Tuần thứ 16/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow ( dòng vốn âm ) tổng cộng là 97 triệu USD, đánh dấu lượng tuần thứ 2 liên tiếp với dòng vốn âm.
Các nhà đầu tư dường như đã bán hết các sản phẩm đầu tư Bitcoin ngắn hạn, sau một vài tuần đổ vào.
Ethereum, Solana và Cardano cũng chứng kiến outflow vào tuần trước, tổng cộng lần lượt là 27 triệu USD, 0,7 triệu USD và 0,8 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
Supply in Profit
Chỉ báo nguồn cung có lợi nhuận (Supply in Profit) đo lường tỷ lệ phần trăm nguồn cung Bitcoin (BTC) đang lưu thông trên thị trường hiện có lợi nhuận. Nói cách khác, chỉ báo xác định tỷ lệ phần trăm số tiền hiện có, có giá thấp hơn giá hiện tại tại thời điểm di chuyển cuối cùng. Chỉ báo on-chain này được giữ ở vùng 62.5% và xem đây như là vùng hỗ trợ. Đây có thể trở thành tín hiệu cho sự đảo ngược xu hướng tăng.
Tính đến năm 2022, chỉ báo Supply in Profit vẫn chưa giảm xuống dưới mức 62.5% (đường màu đỏ). Trong năm nay, nó đã bật ra khỏi vùng hỗ trợ quan trọng ba lần, vào ngày 22/1, ngày 21/2 và ngày 13/3, tương ứng với giá BTC ở các mức thấp nhất là 34,000 USD, 36,350 USD và 37,555 USD (đường màu xanh lam).
Hiện tại, chỉ báo on-chain này đang ở mức 67.1% và đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Song song với đó, giá Bitcoin hiện cũng đang giao dịch trong kênh màu xanh lá cây. Điều thú vị là giá BTC đã đạt đến phạm vi thấp hơn của kênh tăng, ghi nhận mức đáy ở mức 39,200 USD vào ngày 11/4. Xét trong khung thời gian dài hơn chúng ta thấy rằng chỉ báo on-chain Supply in Profit đã ở trên mức 62.5% kể từ tháng 4/2020 (vòng tròn màu xanh lam).
Chúng ta đã thấy tình trạng tương tự trong thị trường tăng giá 2012-2013, nơi 62.5% cũng đóng vai trò là hỗ trợ (vòng tròn màu xanh lá cây). Trong cùng năm đó, Supply in Profit không giảm xuống dưới đường màu đỏ, kéo dài gần hai năm (22 tháng), từ tháng 5/2012 đến tháng 3/2014.
Tuy nhiên, việc mất hỗ trợ quan trọng này đã dẫn đến việc giá bị đẩy xuống sâu hơn trong cả năm 2014 và 2018. Do đó, nếu mức 62.5% bị phá vỡ trong những tuần tới, giá sẽ có khả năng giảm mạnh.
Mayer Multiple
Mayer Multiple là một chỉ báo on-chain được tính bằng tỷ lệ giữa giá và đường trung bình động 200 ngày. MA 200 ngày là một chỉ báo được công nhận rộng rãi để thiết lập xu hướng tăng hoặc giảm. Do đó, Mayer Multiple đại diện cho một thước đo khoảng cách so với mức giá trung bình dài hạn này như một công cụ để đánh giá các điều kiện quá mua và quá bán.
Sau đó, số liệu Mayer Multiple (MM) thực tế được biểu thị dưới dạng một đường màu xanh lam, với mức 0.8 (xanh lá cây) và 2.4 (đỏ) đóng vai trò là giới hạn dưới và trên. Mối quan hệ giữa MM và bộ dao động 0.8 của nó tương tự như giá BTC và bộ dao động của nó. Do đó, các đáy thị trường trùng hợp với mức giảm MM xuống dưới bộ dao động 0.8. Điều này xảy ra trong tháng này (vòng tròn màu đen).
Có những điểm tương đồng giữa diễn biến hiện tại và chuyển động của tháng 7/2018 (hình chữ nhật màu đen). Trong cả hai trường hợp, MM dao động ngay trên mức 0.8 của nó trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, vào năm 2018, giá BTC cuối cùng đã phá vỡ và dẫn đến mức đáy tháng 12/2018. Do đó, nếu MM không giữ được trên 0.8, nó có thể dẫn đến một mức giảm khác.
Lời kết
Dựa vào các chỉ số on-chain của tuần này, chúng ta thấy có một số điều đáng lưu ý sau đây:
- Một là MM đã lấy lại mức 0.8 sau khi ban đầu giảm xuống dưới nó. Đây là một dấu hiệu của sự chạm đáy của thị trường trong lịch sử. Tuy nhiên, nếu MM giảm xuống dưới mức này một lần nữa, điều đó có thể có nghĩa là BTC đang ở trong một thị trường giá xuống.
- Hai là tỷ lệ Supply in Profit hiện đang ở mức 67.1%. Nếu chỉ số on-chain này phá vỡ mức 62.5% trong những ngày tới, giá sẽ có xu hướng giảm mạnh.
Weekly Recap – Week 15th
I. Money Flow
Tuần thứ 15/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow ( dòng vốn âm ) tổng cộng là 134 triệu USD, đánh dấu lượng outflow lớn thứ 2 kể từ đầu năm đến nay.
Lượng outflow trong tuần trước chủ yếu đến từ Bitcoin với lượng outflow tổng cộng là 132 triệu USD.
Ethereum đã chứng kiến dòng tiền âm tổng cộng là 15,3 triệu USD vào tuần trước, nâng tổng outflow từ đầu năm của ETH lên 126 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
Chỉ số on-chain điểm xu hướng tích lũy
Điểm số xu hướng tích lũy (Accumulation Trend Score) là một chỉ số được sử dụng để phản ánh quy mô của các thành phần đang tham gia vào các giao dịch BTC. Chi tiết hơn, chỉ báo on-chain này còn cho thấy cả quy mô của các thành phần này và số lượng coin mới mà họ đã tích luỹ thêm hoặc bán bớt đi.
- Đối với việc phản ánh quy mô của các thành phần tham gia vào các giao dịch BTC, nó được thực hiện bằng cách chia phần nắm giữ của họ cho tổng cung.
- Còn đối với quy mô và số lượng coin mới mà các thành phần này nắm giữ được thực hiện bằng cách dựa trên thay đổi số dư của họ.
Các giá trị gần bằng 1 (màu tím) cho thấy rằng các thực thể lớn đang tích lũy, trong khi các giá trị gần bằng 0 (màu vàng) cho thấy rằng họ đang bán. Về mặt lịch sử, các giá trị gần bằng 0 (vòng tròn màu đen) đạt được sau khi thị trường giảm giá bắt đầu. Lý do cho điều này là những người nắm giữ lớn đang bán bớt các vị thế của họ để dự đoán xu hướng giảm trong dài hạn.
Hiện tại, chỉ báo này cho thấy giá trị là 0.78. Nó có nghĩa là những người nắm giữ lớn đang thống trị các giao dịch hiện tại. Ngoại trừ khoảng thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022, các giá trị như vậy đã được nhìn thấy trước khi có sự biến động giá tăng đáng kể (vòng tròn đen). Đương nhiên, chúng ta vẫn còn phải xem xét xem liệu điều tương tự có xảy ra vào khoảng thời gian này hay không?
Tỷ lệ Bitcoin trên các sàn giao dịch
Số lượng BTC được giữ trên các sàn giao dịch đã giảm dần kể từ khi có 3,118,057 BTC được giữ ở địa chỉ ví của các sàn giao dịch. Đây là giá trị cao nhất mọi thời đại. Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022, số dư dao động trong khoảng 2,500,000 đến 2,700,000. Điều này có khả năng giống như một khoảng thời gian tích lũy trước một đợt tăng khác.
Tuy nhiên, một đợt giảm mạnh khác đã xảy ra sau đó vào cuối tháng 3 (mũi tên màu đỏ) và số lượng BTC trên ví của các sàn giao dịch hiện ở mức 2,473,758. Đây là giá trị thấp nhất kể từ tháng 9/2018. Có khả năng những BTC này đang chuyển vào ví lạnh của những người nắm giữ lớn.
Lời kết
Mặc dù biến động giá BTC không mấy lạc quan trong thời gian qua nhưng những chỉ số on-chain vẫn cho thấy dấu hiệu tích luỹ của các thực thể lớn. Các chỉ báo xu hướng tích luỹ cũng như số lượng BTC trên các sàn giao dịch đã và đang cho thấy động thái âm thầm tích luỹ của các tổ chức lớn. Dựa trên các dữ liệu lịch sử, nhiều khả năng sẽ có một tăng trưởng đáng kể về giá trong thời gian tới.
Weekly Recap – Week 14th
I. Money Flow
Tuần thứ 14/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow ( dòng vốn dương ) tổng cộng là 180 triệu USD, đánh dấu tuần thứ 2 liên tiếp với dòng vốn dương. Theo khu vực, phần lớn (99%) dòng vốn đến từ châu Âu với mức 178,2 triệu USD, trong khi châu Mỹ tụt lại ở mức 1,8 triệu USD.
Các quỹ đầu tư tập trung vào Bitcoin, với dòng tiền dương tổng cộng 144 triệu USD vào tuần trước, nâng dòng tiền từ đầu năm lên 350 triệu USD.
Hầu hết các altcoin khác đều chứng kiến dòng tiền vào tuần trước, đáng chú ý nhất là Solana và Cardano , với dòng tiền lần lượt là 8,2 triệu USD và 1,8 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
Entity-adjusted dormancy flow
Dormancy là một chỉ số tuổi thọ. Nó đo lường số CDD trung bình trên mỗi giao dịch.
- Giá trị cao cho thấy rằng có rất nhiều ngày Bitcoin bị phá hủy trong mỗi giao dịch.
- Ngược lại, giá trị thấp có thể hiểu là có ít nhát Bitcoin bị phá hủy.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì các giá trị cao cho thấy rằng các đồng tiền trước đó, đã không di chuyển trong một khoảng thời gian dài, hiện đang di chuyển và ngược lại.
Entity-adjusted dormancy flow là một biến thể trên chỉ số này sử dụng tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường và các giá trị đã đề cập ở trên. Chỉ báo on-chain này được sử dụng để dự đoán mức đáy của thị trường. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để xác định xem xu hướng dài hạn là tăng hay giảm.
Trong lịch sử, các giá trị dưới 250,000 cho thấy thời điểm đó là đáy của thị trường (vòng tròn đen). Vào ngày 27/1, chỉ báo đạt mức thấp 210,000 và củng cố dưới 250,000 vào ngày 22/3. Sau đó, chỉ báo này đã tăng lên trên 250,000 vào ngày hôm sau (mũi tên màu đỏ). Trong lịch sử, các lần chỉ báo này tăng lên trên 250,000 sau khi giảm trước đó trùng với thời điểm bắt đầu của các đợt tăng giá đáng kể. Hãy nhìn một lượt các vòng tròn màu đen trong hình dưới đây để hình dung rõ hơn.
Spent Output Profit Ratio (SOPR)
SOPR là một chỉ báo on-chain khác mà chúng ta sẽ trao đổi. Nó được tính bằng cách chia giá bán mỗi đồng coin cho mức giá mà chúng ta trả để mua đồng coin đó. Nó được sử dụng để xác định xem thị trường đang ở trạng thái lãi hay lỗ. Adjusted SOPR (aSOPR) là một biến thể của chỉ số này. Nó khác ở chỗ loại bỏ đi các giao dịch có tuổi thọ thấp hơn một giờ.
Về mặt lịch sử, khi một đợt tăng giá bắt đầu, chỉ báo này (aSOPR) vẫn ở trên 1. Điều này có nghĩa là thị trường đang ở trạng thái có lợi nhuận vì giá bán ra cao hơn giá phải trả. Trong các giai đoạn điều chỉnh của thị trường tăng giá, aSOPR bật lên tại mức 1 này và tiếp tục xu hướng tăng của nó.
Vào tháng 7/2021 và tháng 1/2022, aSOPR đã giảm hai lần xuống dưới mức 1. Điều này dường như đã xóa đi kỳ vọng về một xu hướng tăng giá thường thấy. Tuy nhiên, nó đã lấy lại mức 1 một lần nữa với sự bứt phá vào ngày 28/3. Đây có thể được coi là một tín hiệu tăng giá. Một tín hiệu tương tự đã xuất hiện vào tháng trước dựa trên quan sát về SOPR trong khung thời gian ngắn hạn. Do đó, miễn là nó không giảm xuống dưới mức 1 thì xu hướng có thể được coi là tăng.
Lời kết
Các chỉ báo on-chain trong tuần qua đều báo hiệu các tín hiệu tăng giá bằng cách bứt phá khỏi các mức tích lũy. Điều này cho thấy xu hướng tăng giá dài hạn vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong các khoảng thời gian ngắn hơn, giá Bitcoin vẫn tuân theo xu hướng này. Có thể, chúng ta sẽ chứng kiến các dao động nhẹ của thị trường và giá có thể giảm.
Weekly Recap – Week 13th
I. Money Flow
Tuần thứ 13/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow ( dòng vốn dương ) tổng cộng là 193 triệu USD, lớn nhất kể từ giữa tháng 12/2021. Theo khu vực, phần lớn (76%) dòng vốn đến từ châu Âu với mức 147 triệu USD, trong khi châu Mỹ tụt lại ở mức 45 triệu USD.
Các quỹ đầu tư tập trung vào Bitcoin, với dòng tiền dương tổng cộng 98 triệu USD vào tuần trước, nâng dòng tiền từ đầu năm lên 162 triệu USD.
Solana chứng kiến dòng vốn đầu tư trong tuần lớn nhất với tổng số tiền kỷ lục là 87 triệu USD, trở thành sản phẩm đầu tư lớn thứ 5 và là altcoin đơn lẻ lớn nhất ngoài Ethereum.
Hầu hết các altcoin khác đều chứng kiến dòng tiền vào tuần trước, đáng chú ý nhất là Cardano, Polkadot và Atom , với dòng tiền lần lượt là 1,8 triệu USD, 1,2 triệu USD và 0,8 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
Lượng Bitcoin trên các sàn giao dịch
Số lượng BTC được giữ trên ví của các sàn giao dịch đã giảm kể từ tháng 3/2020, khi có tổng cộng 3,118,057 Bitcoin được giữ ở các địa chỉ ví trên sàn. Giá trị này vẫn là mức cao nhất mọi thời đại. Việc rút BTC khỏi các sàn giao dịch, như nhiều lần trước đó Mitoo có chia sẻ thì đây thường là dấu hiệu có nghĩa là BTC đang được chuyển vào các ví lạnh. Hay nói cách khác, người ta lưu trữ nhiều hơn thay vì đưa lên sàn để chờ bán BTC.
Ban đầu, chỉ báo bật lên vào tháng 10/2021. Vì giá BTC đang tăng vào thời điểm đó, đây có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang đưa BTC của họ lên sàn để sẵn sàng bán và kiếm lời. Tuy nhiên, chỉ báo này đã giảm kể từ đó và tạo ra mức thấp mới vào ngày 20/3. Do đó, tâm lý hiện tại đang trở lại với tâm lý nắm giữ. Giá trị hiện tại là 2,507,055 và là giá trị thấp nhất kể từ tháng 11/2018.
Lượng Ethereum trên các sàn giao dịch
Số dư ETH trên các sàn giao dịch đã giảm kể từ tháng 8/2020, khi nó ở mức cao nhất mọi thời đại là 31,537,628. Sự sụt giảm diễn ra rất từ từ và nhất quán. ETH đã dần dần tiếp tục giảm cho đến mức thấp nhất hiện tại là 21,677,069. Tuy nhiên, tương tự như BTC, số dư ETH hiện tại trên các sàn giao dịch là thấp nhất kể từ tháng 11/2018.
Ngược lại, số lượng ETH trên các hợp đồng thông minh hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Điều này có thể lý giải bằng việc các nhà đầu tư đã rút ETH ra khỏi sàn và đưa vào các hợp đồng thông minh để staking kiếm lời. Hơn nữa, với Ethereum, rất có khả năng người dùng đã đưa nó vào hợp đồng Ethereum 2.0 để chờ đợi ngày nó được ra mắt.
Lời kết
Hầu như các tín hiệu on-chain dài kỳ đều ủng hộ cho một động thái tăng giá của cả Bitcoin và Ethereum. Các mô hình giá trong lịch sử đều cho thấy những chuyển động đi lên trong tương lai và đó là một tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn những tín hiệu đó sẽ chỉ ra giá sẽ đi theo xu hướng trong quá khứ ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, bản thân xu hướng về giá có thể bị ảnh hưởng bởi các tin tức tiêu cực khác. Do đó, đối với các holder ngắn hạn, chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến các luồng tin tức cũng như các yếu tố có thể tác động đến giá tại thời điểm đó để quyết định nên mua/bán Bitcoin hay Ethereum cho phù hợp.
Tuần lễ Blockchain Binance 2022 sẽ diễn ra tại Dubai
Tương lai của thị trường tiền điện tử
Tuần lễ Blockchain 2022 của Binance sẽ diễn ra tại Dubai trong ba ngày từ 28 đến 30 tháng ba năm 2022. Cuộc hội đàm lần này có sự góp mặt của các chuyên gia blockchain hàng đầu thế giới, như Antonio Saaranen (Qtum), Aurélie Dhellemmes (Ripple), Colin Goltra (YGG), Eric Chen (INJ),… cùng đội ngũ các chuyên gia của Binance. Sự kiện cũng đồng thời sẽ công bố những sản phẩm blockchain mới của Binance, đưa người dùng qua thế giới của NFT, metaverse và hơn thế nữa!!
Với cơ hội được tiếp cận trực tiếp với các nhà giao dịch, người sáng lập, các nhà đầu tư tổ chức, cơ quan quản lý và các quan chức quốc tế, Tuần lễ chuỗi khối Binance là cơ hội để mọi người có thể làm quen, tìm được vị trí để phát triển trong môi trường công nghệ lớn nhất thế kỷ. Anh em nào muốn tham dự có thể nhanh tay điền vé mời tại link mình để bên dưới nhé!
BINANCE BLOCKCHAIN WEEK – ĐĂNG KÝ NGAY
Các chủ đề chính trong buổi hội đàm
Ngày 1 – 28 tháng ba | Crypto Ecosystem Growth – Adoption, Industry Building, & User Safety
- Phần 1: Lời phát biểu mở đầu
- Phần 2: Hội thảo – Lộ trình phát triển toàn cầu
- Phần 3: Bài phát biểu – Phát triển trách nhiệm xã hội trong ngành công nghiệp chuỗi khối
- Phần 4: Hội thảo – Bảo vệ hệ sinh thái tiền điện tử và chuỗi khối
- Phần 5: Màn phát biểu của các diễn giả chính
- Phần 6: Lộ trình phát triển thành công của Blockchain
- Phần 7: Kết thúc và hỏi đáp
Ngày 2 – 29 tháng ba | Navigating the NFT, GameFi, and Metaverse World
- Phần 1: Lời phát biểu mở đầu
- Phần 2: Panel – DeFi 2.0 ở đâu?
- Phần 3: Tranh luận – Ai là người xây dựng Metaverse? Dự án phi tập trung hay Công ty tập trung?
- Phần 4: Bài phát biểu – Chúng ta còn bao xa để được trải nghiệm Web3.0 đích thực?
- Phần 5: Panel – Các ứng dụng thành công vượt mong đợi của NFT
- Phần 6: Panel – Làm thế nào để tạo ra một nền kinh tế GameFi – P2E thành công?
- Phần 7: Hội thảo – Rào cản đôi với việc áp dụng hàng loại NFT và GameFi là gì?
- Phần 8: Hội thảo – Phát triển hệ sinh thái chuỗi khối lên một tỷ người dùng
Ngày 3 – 30 tháng ba | Mastering the Essentials of Crypto Investment and Trading
- Phần 1: Lời phát biểu mở đầu
- Phần 2: Hội thảo – Blockchain sẽ thay đổi tương lai đầu tư như thế nào?
- Phần 3: Các xu hướng và đặc điểm trong tương lai dành cho các nhà đầu tư tiền điện tử bán lẻ – Thị trường đang diễn ra ở đâu và mong đợi điều gì?
- Phần 4: Trò chuyện bên ngoài và hỏi đáp – Quy tắc đầu tư và giao dịch
- Phần 5: Panel – Thu nhập thụ động trong tiền điện tử. Tiềm năng đầu tư ở đâu?
- Phần 6: Panel – Mô hình gây quỹ phù hợp cho dự án của bạn là gì? (VC, DAO, ICO)
- Phần 7: Bài phát biểu kết thúc
Timeline chi tiết sự kiện ae có thể tham khảo ở link đăng ký cuối bài nhé!
Vé mời sẽ được phát hành vào cuối tháng
Những người tham dự Binance Blockchain Week sẽ có nhiều lựa chọn vé và trải nghiệm để lựa chọn. Anh em sẽ có thể mua vé đã chọn của mình từ nhà phân phối bên thứ ba vào cuối tháng này, với nhiều chi tiết hơn về quy trình sẽ sớm ra mắt. Cùng với hội nghị, BINANCE cũng sẽ cung cấp quyền truy cập vào các sự kiện bên lề độc quyền, vào cửa nhanh, chỗ ngồi ưu tiên và quà tặng VIP cho những người có vé đủ điều kiện.
Sự kiện là cơ hội lớn để anh em cọ xát với các chuyên gia, KOLs hàng đầu trong lĩnh vực Blockchain và thị trường tiền điện tử. Số lượng vé được bán ra rất giới hạn nên ae có thể đặt #mua tại link dưới nhé!!
#BinanceBlockchainWeek #March2022 #282930032022
Mina Protocol huy động 92 triệu USD từ Three Arrows, FTX Ventures và Pantera
Mina, blockchain “nhẹ nhất” của thị trường tiền điện tử, thông báo về việc sử dụng số tiền tài trợ nhằm thu hút những nhà phát triển tài năng để giúp cơ sở hạ tầng Web 3.0 trở nên an toàn, dân chủ hơn với sự dẫn đầu về chương trình ZK.
Mina Protocol huy động 92 triệu USD từ những nhà đầu tư lớn
Hệ sinh thái Mina – Mina Protocol đã huy động được 92 triệu USD để giúp thu hút các nhà phát triển đẳng cấp thế giới thông qua các khoản tài trợ. Mục tiêu là thúc đẩy việc thiết kế và phát triển Protocol Mina, một giao thức tiền điện tử với một blockchain cố định, ngắn gọn, có kích thước 22 kB – bằng một vài dòng tweet.
Khoản tài trợ 92 triệu USD do FTX Venture và Three Arrows Capital dẫn đầu, với sự trợ giúp của quỹ đầu cơ Brevan Howard (và người đồng sáng lập kiêm tỷ phú Alan Howard), Amber Group, Blockchain.com, Circle Ventures, Finality Capital Partners, Pantera, và năm người ủng hộ Mina giấu tên.
Tài trợ cho các nhà phát triển (dev)
Công ty cho biết, số tiền thu được từ đợt huy động này sẽ giúp thu hút các nhà phát triển và nhân rộng sự phổ biến của Mina trong tư cách một nền tảng zero-knowledge trong thế giới Web3.
“Ngay bây giờ, mục tiêu chính của chúng tôi là trao tài trợ cho những người đang làm việc cho Mina một cách hiệu quả. Cho đến nay, chúng tôi đã trao hơn một nghìn khoản tài trợ cho những người đang sản xuất các block, xây dựng công cụ, trao cho những nhà phát triển và xây dựng cộng đồng… Khoản tài trợ này sẽ giúp chúng tôi thực sự nhân đôi và phát triển những gì chúng tôi có thể làm.”
Evan Shapiro – Giám đốc điều hành Mina Foundation
Đối với Shapiro, khoản tài trợ mới nhất này là một bước nhảy vọt lớn giúp Mina thực hiện mục tiêu trở thành lớp bảo mật đầu cuối và quyền riêng tư cho Web3, trong khi vẫn được vận hành bởi người dùng của nền tảng.
“Chúng tôi dự đoán rằng các bằng chứng không có kiến thức (zero-knowledge proof) sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong Web3, vì sẽ cần quyền riêng tư của người dùng thực sự và bảo mật tốt để nó trở nên thực hơn. Và khi điều đó xảy ra, chúng tôi muốn có thể sử dụng các khoản tài trợ này để tương tác nhiều hơn với hệ sinh thái và giúp phát triển những thứ đang xảy ra ở đó,” ông nói.
Weekly Recap – Week 12th
I. Money Flow
Tuần thứ 12/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow (dòng vốn âm) tổng cộng là 47 triệu USD, đánh dấu tuần thứ 2 liên tiếp với dòng tiền thoát ra khỏi thị trường. Outflow chủ yếu đến từ các quỹ Bắc Mỹ, xu hướng tiêu cực này có thể vẫn liên quan đến các quy định và địa chính trị đang diễn ra bởi các cuộc xung đột ở Ukraine.
Bitcoin chứng kiến outflow tổng cộng là 33 triệu USD, bằng 1/2 so với outflow của tuần trước. Outflow trong 2 tuần gần đây hiện tổng cộng 101 triệu USD, nhưng inflow từ đầu năm đến nay ở mức 64 triệu USD.
Ethereum đã chứng kiến dòng tiền âm tổng cộng là 17 triệu USD vào tuần trước, ít hơn nhiều so với tuần trước đó với dòng tiền âm là 50 triệu USD.
Tuy nhiên, hầu hết các altcoin đều chứng kiến dòng tiền dương tuần trước. Đáng chú ý là Ripple, Polkadot và Solana với tổng dòng tiền lần lượt là 1,1 triệu USD, 0,8 triệu USD và 0,7 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
Số lượng địa chỉ BTC
- Ban đầu, số lượng địa chỉ mới giảm nhẹ vào tháng 4/2021 khi BTC đạt ATH lần đầu tiên trong năm 2021. Thời điểm này BTC đạt mức 64,000 USD.
- Tuy nhiên, sau đợt giảm đó, nó tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất mọi thời đại mới với 9,663,021 địa chỉ ví vào ngày 15/3.
Do đó, bất chấp sự điều chỉnh của thị trường đang diễn ra, sự quan tâm đến BTC của các nhà đầu tư vẫn ở mức cao như hiện nay. Bằng việc đi chi tiết hơn vào phân tích các địa chỉ ví BTC, chúng ta sẽ thấy một vài thông tin thú vị. Cụ thể như sau.
- Các địa chỉ ví nắm giữ số lượng nhỏ: Là các địa chỉ ví nắm giữ từ 0.01 BTC đến 1 BTC đã cho thấy sự gia tăng rất liên tục trong hai năm qua. Mặc dù những con số này đã giảm xuống trong khoảng thời gian vào tháng 6 và tháng 7/2021, nhưng xu hướng tăng đã quay trở lại sau đó. Kết quả là các địa chỉ ví BTC ở phân khúc này đã và đang đạt được mức ATH mới tính đến hiện tại. Điều đó có nghĩa là các địa chỉ ví có số lượng nhỏ BTC dường như được tích lũy dần dần.
Các địa chỉ ví nắm giữ số lượng trung bình: Không giống với các địa chỉ ví ở nhóm trên, các ví nắm giữ khoảng 10 BTC – 100 BTC đang có xu hướng giảm dần kể từ năm 2017. Điều này có thể nhìn thấy ở cả hai địa chỉ có nhiều hơn 10 BTC (đỏ) và hơn 100 BTC (vàng). Phân khúc này vẫn chưa có những sự tăng trưởng vượt bậc thời gian qua.
Các địa chỉ ví nắm giữ số lượng lớn: Mặc dù số lượng các địa chỉ quy mô trung bình giảm, nhưng số lượng các ví có hơn 1,000 BTC và 10,000 BTC đã thay đổi rất nhiều. Mặc dù cả hai đều không đạt mức ATH mới nhưng cả hai đều đã tăng lên vào năm 2022. Trong trường hợp các địa chỉ có hơn 10,000 BTC (màu vàng), phần lớn sự gia tăng xảy ra vào tháng 9/2021 (vòng tròn màu đen). Còn đối với các ví có hơn 1,000 BTC (màu đỏ), phần lớn mức tăng xảy ra vào đầu tháng 3/2022 (vòng tròn màu đỏ).
Lời kết
Bitcoin điều chỉnh nhưng số lượng người quan tâm đến đồng tiền này vẫn liên tục đạt đỉnh. Các chỉ số on-chain cho thấy phần lớn họ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, mới tham gia thị trường. Với những biến động thất thường về giá cả đã hình thành tâm lý lo sợ và sớm rời bỏ thị trường đối với nhóm các nhà đầu tư này.
Weekly Recap – Week 11th
I. Money Flow
Tuần thứ 11/2022 thị trường Crypto chứng kiến outflow (dòng vốn âm) tổng cộng là 110 triệu USD, chấm dứt dòng vốn dương liên tục 7 tuần qua. 80 triệu USD là outflow đến từ Bắc Mỹ, dòng vốn âm này bắt đầu từ đầu tuần trước cho thấy chúng là một phản ứng đối với Lệnh hành pháp của Biden để nghiên cứu sâu hơn về tài sản kỹ thuật số. 30 triệu USD còn lại, như thường lệ, đến từ khu vực châu Âu. Mối quan tâm về quy định và địa chính trị vẫn là những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư đối với tài sản kỹ thuật số.
Ethereum chứng kiến dòng tiền âm lớn nhất vào tuần trước, tổng cộng 51 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
NUPL
NUPL là một chỉ báo on-chain đo lường tổng số tiền lãi hoặc lỗ trên thị trường. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thế này. Nếu chỉ số NUPL dưới 0, nó cho thấy thị trường về tổng thể đang thua lỗ. Ngược lại, nếu NUPL lớn hơn 0 nghĩa là thị trường đang có lãi. Dựa theo các dữ liệu trong lịch sử thì các giá trị trên 0.75 (xanh lam) trùng với đỉnh thị trường. Còn các giá trị dưới 0.25 (đỏ) trùng với đáy thị trường.
Mối quan hệ thú vị nhất của NUPL với các chu kỳ thị trường Bitcoin trước đó đã xuất hiện trong đợt điều chỉnh năm 2018. Mức 0.5 trở thành điểm trung gian đáng chú ý trong giai đoạn này. Cụ thể:
- Trong đợt tăng giá từ năm 2015 – 2018, NUPL đã bứt phá trên mức 0.5 (vòng tròn màu đen) vào thời điểm tháng 1/2017. Nó tiếp tục duy trì ở trên mức 0.5 này cho đến khi thị trường điều chỉnh vào đầu năm 2018.
- Sự bắt đầu của sự điều chỉnh (vòng tròn màu đỏ) được đánh dấu bằng việc đẩy chỉ báo NUPL xuống dưới mức 0.5. Chi tiết hãy xem hình dưới đây.
Trong chu kỳ thị trường hiện tại, NUPL lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 0.5 (vòng tròn màu đen) vào tháng 10/2020. Tuy nhiên, đến đây thì có một sự khác biệt so với giai đoạn từ 2015 – 2018.
- Cụ thể, NUPL đã dưới mức 0.5 (vòng tròn màu đỏ) vào thời điểm tháng 7/2021.
- Sau đó, một lần nữa giá trị NUPL lại đi xuống dưới mức này vào đầu năm 2022 vừa rồi.
Net realized profit/loss
chúng ta sẽ xem đến chỉ báo on-chain khác nữa là net realized profit/loss. Chỉ báo này cho thấy ngoại trừ đáy được thiết lập vào ngày 24/1 (vòng tròn màu đen), thì lãi/lỗ gần bằng 0. Điều này có nghĩa là phần lớn BTC đang được giao dịch đã được mua rất gần với giá hiện tại.
Chỉ báo on-chain net realized profit/loss hiện cũng bằng 1. Điều này có nghĩa là realized profit gần bằng với realized loss. Điều thú vị là chỉ báo on-chain này đã giảm xuống mức 0.54 vào tháng 1/2022. Trong lịch sử, giá trị này đã đạt được vào tháng 3/2020. Hơn nữa, hai lần trước đó mà chỉ báo giảm xuống dưới 1 (vòng tròn đen) đã đánh dấu mức đáy tạm thời của BTC. Do đó, nếu lịch sử lặp lại một lần nữa, mức giá Bitcoin hiện tại có thể sẽ là đáy.
Lời kết
Ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa rõ xu hướng tiếp theo của giá BTC. Chúng ta có những điểm tương đồng về biến động giá BTC với các thời điểm trong quá khứ. Nhưng việc quyết định xu hướng có lẽ sẽ thiết lập vào 1-2 tuần tới đây.
BÍ MẬT VỀ GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
(Mua đỉnh, bán đáy)
Có nghĩa khi mà thị trường xuất hiện mô hình đỉnh đáy cao dần, thì chúng ta mới nhảy vào đu theo xu hướng
- ĐỊNH NGHĨA XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
Có 3 xu hướng thị trường: Tăng – Giảm – Ngang
a. Xu hướng tăng: Xu hướng có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước
–> Tìm cách mua
b. Xu hướng giảm: Xu hướng có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước
–> Tìm cách bán
c. Xu hướng đi ngang: Là ở nơi đó, mình không được đáy đỉnh rõ ràng
Ý nghĩa: là tạm dừng xu hướng trước đó. Hết xu hướng ngang, thì có thể tiếp tục hoặc đảo chiều xu hướng trước đó
=> không vào lệnh
Lí do tại sao phải giao dịch theo xu hướng?
– Giao dịch theo xu hướng là việc làm được đám đông ủng hộ, do vậy có thể kĩ năng giao dịch của chúng ta không tốt nhưng cửa lỗ chúng ta sẽ thấp hơn vì lúc này chúng ta được đám đông ủng hộ và tỉ lệ về bờ sau khi lỗ là cao.
2. THẾ NÀO LÀ XU HƯỚNG MẠNH, XU HƯỚNG YẾU
a. Xu hướng mạnh: Đường giá dốc đứng
(Ví dụ: Một chiếc xe đang di chuyển vận tốc cao, thì không thể nào đảo chiều xu hướng trước đó ngay liền, mà cần 1 quá trình giảm tốc (Xu hướng ngang))
b. Xu hướng yếu: Đường giá có thể đảo chiều
Ví dụ:
Trước đó:
Kết quả:
Ngoài ra thì có thể nhìn thêm volume, thấy rằng số lượng mua trong xu hướng tăng yếu thì lực mua thấp:
Câu hỏi: Đồ thị xu hướng không thể làm giả được? Giải thích:
Vùng giá rẻ 1: Nơi các nhà tạo lập thị trường tạo vững nền giá để tiếp tục xu hướng trước đó
Vùng giá rẻ 2: Nơi các con sau khi thấy giá xác lập xu hướng, và giá quay lại mức giá đó không có nghĩ rằng mình có thể mua ở giá thấp hơn nên chấp nhận mua ở mức giá đó.
Kết quả:
Sự tăng giá này, bên cạnh đám cá con mua vào thì chỉ có nhà tạo lập thị trường mới có thể làm tạo nền giá vững chắc để tiếp tục xu hướng mạnh trước đó, và đẩy giá lên cao để cá con vào fomo.
Câu hỏi: Sự làm giả của thị trường xuất hiện ở đâu?
Ở trên là sự lừa dối của thị trường, và cũng đồng nghĩ những cái râu này sẽ là râu quét stoploss. Nó sẽ làm bạn cay cú và k đặt stoploss -> khi nó xuống thật, thì cháy tk.
Kết luận:
Xu hướng của thị trường không thể làm giả được nhưng đường giá thì có thể lắt léo gây cay cú cho trader. Lưu ý: Trader giao dịch theo xu hướng thì chỉ nên ăn từ vùng bụng tới vùng cổ, vì mình không phải nhà tạo lập thị trường không nên cố gắng bắt đỉnh, bắt đáy.
Weekly Recap – Week 10th
I. Money Flow
Tuần thứ 10/2022 thị trường Crypto chứng kiến inflow (dòng vốn dương) tổng cộng là 127 triệu USD, gần gấp 3 lần so với dòng tiền của tuần trước, đánh dấu tuần thứ 7 liên tiếp với dòng vốn dương bất chấp tình hình hỗn loạn đang diễn ra ở Đông Âu.
Đáng chú ý là dòng tiền vẫn xuất phát chủ yếu từ châu Mỹ với dòng vốn dương là 151 triệu USD trong khi các quỹ đầu tư của châu Âu có dòng vốn âm tổng cộng 24 triệu USD vào tuần trước.
Bitcoin chứng kiến inflow tổng cộng là 95 triệu USD vào tuần trước, dòng tiền trong tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 12/2021.
II. Dữ liệu On-chain
Tỷ lệ giữa market cap và thermocap
Market cap thì có lẽ đã không còn quá xa lạ gì với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có một khái niệm mới là thermocap. Thermocap là tổng doanh thu tích lũy từ việc khai thác Bitcoin từ trước đến nay thợ đào. Nó được tính bằng tổng doanh thu hàng ngày của thợ đào (tính bằng USD).
Tỷ lệ giữa market cap và thermocap cho biết liệu giá Bitcoin có đang được giao dịch ở thời điểm đó có cao hơn hoặc thấp hơn so với khoản chi phí mà thợ đào đã chi ra hay không? Trước đây:
- Các giá trị dưới 0.0000004 (được đánh dấu bằng màu xanh lá cây trong hình dưới đây) đã đánh dấu các đáy trong chu kỳ thị trường.
- Ngược lại, các giá trị trên 0.000004 (được đánh dấu màu đỏ trong hình dưới đây) được xem như là các đỉnh trong chu kỳ.
Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2021, thị trường biến đổi và chúng ta đã chứng kiến một vài điều thú vị đã xảy ra. Cụ thể:
- Vì nó giảm vào tháng 4 đến tháng 6, tỷ lệ market cap và thermocap giảm mạnh. Điều này dẫn đến mức thấp nhất là 0.00000113 đã được ghi nhận vào ngày 20/7/2021. Vào thời điểm đó, giá BTC đang giao dịch ở quanh mức 32,000 USD.
- Thời gian gần đây, tỷ lệ market cap và thermocap có thời điểm ở mức là 0.000001. Tuy nhiên, giá BTC thời gian đó lại tính tiến về gần 43,000 USD.
Như vậy, dựa trên chỉ báo mà chúng ta đang nói đến ở trên, giá BTC thời gian gần đây dường như đã được định giá thấp hơn khi so sánh với thời điểm tháng 7/2021.
Bitcoin hashrate
Bitcoin hashrate (tỷ lệ băm của mạng lưới Bitcoin) là một chỉ số đo lường sức mạnh tính toán của toàn bộ mạng. Nó đề cập đến số lượng băm được tạo ra trên mỗi giây bởi tất cả các thợ đào (miner) đang hoạt động trên mạng BTC . Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì:
- Tỷ lệ băm càng cao, nghĩa là càng có nhiều miner tham gia dẫn đến gia tăng sức mạnh tính toán được sử dụng để khai thác Bitcoin.
- Ngược lại, tỷ lệ băm càng thấp có nghĩa là số lượng miner ít đi dẫn đến tỷ lệ sức mạnh tính toán bị sụt giảm. Lấy ví dụ, hồi tháng 7/2021, khi Trung Quốc cấm việc khai thác tại quốc gia này, hashrate đã rớt xuống mức thấp chỉ còn khoảng 84.79m.
Vào giữa tháng 2, tỷ lệ băm của Bitcoin đạt đến mức ATH mới. Tương ứng với thời điểm đó, giá BTC giao dịch ở mức 43,980 USD.
Lời Kết
Giá Bitcoin biến động tăng trong tuần qua dường như xuất phát từ những nhu cầu mua tích lũy của người dùng chứ không hoàn toàn là đến từ các lệnh giao dịch trên thị trường phái sinh. Có vẻ như giá đang được định giá thấp hơn so với thời điểm hồi tháng 7/2021, điều đó có nghĩa là vẫn còn một biên độ tăng nhất định trong thời gian tới.