Weekly Recap – Week 51th
I. Money Flow
Tuần thứ 51 thị trường crypto chứng kiến lượng outflow (dòng vốn âm) tổng cộng là 142 triệu USD, đánh dấu lượng outflow lớn nhất từ trước đến nay và cũng là outflow đầu tiên sau chuỗi 17 tuần liên tiếp với dòng vốn dương.
Lượng outflow lớn nhất trước đó được ghi nhận là vào đầu tháng 6/2021, với tổng cộng outflow là 97 triệu USD.
Trong khi lượng outflow này có thể nói là khá báo động, tuy nhiên có một số điểm cần xem xét:
- Thứ nhất, nó đến vào thời điểm có dòng tiền chảy ra đáng kể trên tất cả các tài sản rủi ro sau tuyên bố gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ về việc cắt giảm.
- Thứ hai,lượng outflow chỉ chiếm 0,23% tổng tài sản được quản lý (AuM) và từ góc độ lịch sử là nhỏ so với lượng outflow vào đầu năm 2018, nơi dòng ra hàng tuần chiếm tới 1,6% AuM.
- Cuối cùng, lượng outflow này xảy ra sau khi có một lượng inflow đạt kỉ lục trong năm là 9,5 tỷ USD, cao hơn đáng kể so với 6,7 tỷ USD vào năm 2020
Bitcoin đã chứng kiến outflow tổng cộng 89 triệu USD, thấp hơn nhiều so với dòng chảy ra được thấy vào tháng 6, nơi chúng đạt tới 150 triệu USD.
Ethereum đã chứng kiến lượng outflow kỷ lục với tổng trị giá 64 triệu USD.
II. Dữ liệu On-chain
SSR
SSR là một chỉ báo on-chain được sử dụng để đo lường tỷ lệ giữa nguồn cung stablecoin và BTC. Chỉ số này có thể bị thay đổi bởi một trong hai tác nhân bao gồm: Sự thay đổi giá Bitcoin và thay đổi nguồn cung stablecoin. Trong đó, giá trị của chỉ báo on-chain này càng thấp thì tỷ lệ nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin càng cao và ngược lại. Cụ thể hơn, giá trị của chỉ số on-chain này bằng 10 có nghĩa là 10% toàn bộ nguồn cung BTC có thể được mua bằng stablecoin.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu giá BTC giảm, chỉ báo SSR cũng sẽ giảm. Ngược lại, ngay cả khi giá BTC ở trạng thái đi ngang (sideway), sự gia tăng nguồn cung stablecoin sẽ khiến SSR giảm xuống.
Chỉ báo SSR đạt giá trị thấp nhất mọi thời đại là 6 vào ngày 8/6. Điều này có nghĩa là 16.66% (1/6) nguồn cung BTC có thể được mua bằng nguồn cung stablecoin. Quan trọng hơn, đây là lần thứ tư chỉ báo SSR giảm xuống dưới dải Bollinger phía dưới (vòng tròn màu đen). Cả ba lần khác khi điều này xảy ra thì theo sau đó là một đợt tăng giá với biên độ tăng đáng kể. Sau khi phục hồi, chỉ báo SSR đang tiệm cận mức thấp nhất mọi thời đại của tháng 6 một lần nữa. Tại thời điểm viết bài hiện nó đang ở mức 6.52.
Kể từ đầu tháng 9, các dải Bollinger đã có xu hướng dịch chuyển và tiệm cận gần với nhau hơn. Điều này xảy ra khi giá trị của chỉ báo không đổi trong một khoảng thời gian đáng kể. Sự sụt giảm bên dưới dải Bollinger phía dưới (màu xanh lam nhạt) có thể được xem như là một tín hiệu mạnh mẽ báo hiệu rằng thị trường đã đạt đến vùng đáy. Suy luận này có vẻ như cũng khá phù hợp với các kết quả từ các chỉ báo on-chain dài hạn khác. Tất cả đều cho thấy mức đáy đã gần kề.
USDT balance
Nguồn cung lưu hành của USDT (màu đen) đã tăng đều đặn kể từ tháng 9/2020. Trong hai tháng qua, sự gia tăng dần dần này được xem như là chất xúc tác khiến chỉ báo on-chain SSR giảm nhẹ, vì giá BTC không đổi. Số dư USDT được lưu giữ trên các sàn giao dịch cũng đang dần tăng lên, phản ánh nguồn cung lưu hành.
Tuy nhiên, trái ngược lại với xu hướng trên, nguồn cung USDT trong các hợp đồng thông minh đã giảm kể từ đầu tháng 10/2020. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể nhận định rằng, việc gia tăng nguồn cung lưu thông USDT thời gian qua chủ yếu là liên quan đến các sàn giao dịch hơn là các hợp đồng thông minh.
Lời Kết
Có thể thấy, giá BTC dao động trong vùng từ 46,000 USD – 50,000 USD trong thời gian khoảng 15 ngày gần đây. Mức giá này đã phá vỡ mọi dự đoán trước đó về một đợt tăng trưởng vào cuối năm khiến giá BTC có thể cán mốc 100,000 USD. Thị trường sideway khiến phần lớn các nhà đầu tư nảy sinh tâm lý chán nản.
Tuy nhiên, xét cho cùng thì phần lớn các tâm lý đó lại đến từ các nhà đầu tư mới tham gia lưu trữ Bitcoin. Có vẻ như với các nhà đầu tư lâu năm, điều chỉnh trong thị trường này là một vấn đề tất yếu. Và mỗi lần giá điều chỉnh là thời điểm để họ tích lũy thêm tài sản với chi phí rẻ hơn.
Cuộc cách mạng Web 3.0
Trong thế giới blockchain, anh em chắc hẳn đã nghe nói về “Web 2.0” và “Web 3.0” thường xuyên.
Nhưng Web 2.0 và Web 3.0 nghĩa là gì? Cái nào tốt hơn?
Để anh em hiểu được ý nghĩa của “Web 3.0”, chúng ta cần tìm hiểu lại Web 1.0 là gì và bắt đầu từ đó.
Web 1.0 – “giai đoạn” đầu tiên của web
Web 1.0 tồn tại từ cuối những năm 1980 cho đến năm 2005.
Trong giai đoạn này, các trang web ở trạng thái tĩnh (static web), nơi nội dung được cung cấp từ hệ thống tệp của máy chủ. Hơn nữa, không có tương tác trên các trang này. Người dùng không thể “tương tác” với các bài đăng như comments hay likes. Thay vào đó, người dùng chỉ sử dụng thông tin một cách thụ động.
Web trong thời đại này trông rất thô sơ. Ví dụ: các nhà phát triển đã sử dụng các khung và bảng dùng để định vị và căn chỉnh các phần tử trên một trang (vì CSS thời điểm này chưa xuất hiện).
Giai đoạn tiếp theo của Web là Web 2.0
Web 2.0 chỉ đơn giản là web mà chúng ta biết ngày nay.
Thay vì nội dung tĩnh, Web 2.0 trở thành nơi dành cho nội dung động (dynamic web) , nơi người dùng có thể tương tác với content có trên web (ví dụ như like, share, comment bài post của Mitoo trên Facebook). Sự tương tác này trở nên khả thi do sự xuất hiện của các công nghệ như JavaScript, HTML và CSS , cho phép các nhà phát triển tạo ứng dụng nơi người dùng có thể tương tác với nội dung trong thời gian thực (real-time access).
Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội, viết blog hoặc live stream – Web 2.0 hoàn toàn dựa trên tương tác. Chúng ta tương tác thông qua các tin nhắn inbox hay comment, đồng thời chúng ta có thể dễ dàng đính kèm và chia sẻ nội dung như hình ảnh và video với những người khác. Một số ứng dụng đáng chú ý đã phát triển mạnh mẽ trong Web 2.0: Instagram, YouTube, Facebook và tất nhiên, Google. Đó là lý do tại sao thời đại này của web còn được gọi là mạng xã hội (Social media) .
Giai đoạn tiếp theo của Web 2.0 được gọi là Web 3.0
Web 3.0 là một Web ngữ nghĩa (Sematic Web) . Điều này có nghĩa là thay vì chỉ tìm kiếm nội dung dựa trên từ khóa hoặc con số, chúng ta có thể sử dụng AI để hiểu ngữ nghĩa của nội dung trên web. Điều này sẽ cho phép máy móc hiểu và giải thích thông tin như con người (thay vì như máy móc). Mục đích chính của Semantic Web là cho phép người dùng tìm kiếm, chia sẻ và kết hợp thông tin dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, ngày nay, thuật ngữ “Web 3.0” đã phát triển để có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ Sematic Web. Cụ thể hơn, công nghệ blockchain cho phép xây dựng các Dapps sử dụng thuật ngữ “Web 3.0” để mô tả ý tưởng xây dựng các ứng dụng trên một kiến trúc mở và phi tập trung. Như vậy, chúng ta có thể hiểu mục tiêu bao trùm của Web 3.0 là làm cho Internet trở nên thông minh, tự chủ và mở rộng hơn rất nhiều. Để đạt được những mục tiêu này, Web 3.0 sử dụng các công nghệ như:
- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Blockchain
- Machine Learning
- 3D Graphic
- Thực tế ảo (VR)
Với AI, người dùng có thể hiểu và diễn giải nội dung trên web tốt hơn. Các AI nổi bật hiện nay được gọi là “trợ lý ảo”, có thể kể đến như Alexa của Amazon, Siri của Apple.
Với Blockchain, chúng ta có thể sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng trên các giao thức phi tập trung (Dapps), nơi chúng ta loại bỏ các trung gian tin cậy và có được khả năng làm chủ data của mình. Với Web 3.0, việc sở hữu data được đưa về tay người dùng, bản thân người dùng là người sở hữu thông tin của mình và không thể bị can thiện bởi bất kì ai khác.
Machine Learning sẽ giúp Web 3.0 hiểu rõ hành vi cũng như thói quen của người sử dụng, từ đó giúp Web 3.0 nâng cao khả năng tương tác người dùng.
Virtual Reality cùng với công nghệ 3D Graphic giúp Web 3.0 mở ra khả năng nâng cao trải nghiệm của người dùng, đưa người dùng đắm chìm vào thế giới 3D rất giống thế giới thực tại, hơn là chỉ đơn giản với thế giới 2D của internet hiện có.
Lời Kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp anh em hiểu hơn về Web 3.0. Khác với giai đoạn đầu lúc mọi thứ đều là ý tưởng thì ở thời điểm hiện tại những ứng dụng của Web 3.0 đã dần đi vào đời sống và có tốc độ phát triển rất nhanh. Mình tin rằng Web 3.0 trong tương lai sẽ là một xu thế tất yếu, và chúng ta đang ở thời kì đầu của cuộc cách mạng này !